Sai lầm 1: trình tấu hời hợt
Sai lầm này phổ biến nhất trong các buổi gặp gỡ giao lưu, khi các bạn trình tấu không chỉ cho bản thân mà còn cho nhiều người khác thưởng thức. Việc run rẩy, e dè, và lo ngại việc mình có thể thổi sai, hay là không thể hiện hết được trình độ có thể khiến bạn bị run, đặt môi không chuẩn, làn hơi không ổn định và bỏ ngón bị loạn nhịp.Nguồn gốc của sai lầm này là khi tập luyện bạn chưa thực sự nhập tâm vào việc tiếp nhận cái hồn của bản nhạc, và do đó khi trình tấu thực chất bạn mới chỉ biểu diễn kỹ thuật, chứ không phải thể hiện một tác phẩm hoàn chỉnh. Đương nhiên khi quá tập trung vào việc thể hiện kỹ thuật, việc mắc lỗi là khó tránh khỏi.
Cảm âm khác với cảm một tác phẩm. Cảm âm có thể giúp bạn thổi đúng nốt, chơi đúng kỹ thuật, nhưng chưa thể giúp bạn thể hiện được cái hồn của bản nhạc. Việc dùng hơi mạnh yếu thế nào, tốc độ bỏ ngón khi nào nên tăng lên 1 chút, lúc nào nên giảm đi một chút, bản nhạc có bao nhiêu khuông, bao nhiêu đoạn, diễn tả cảm xúc gì, cần nắm vững những điều này mới có thể thể hiện được cái hồn của bản nhạc.
Sai lầm này nói chung là hầu như ai cũng dính cho nên khỏi liệt kê làm chi. Chỉ lưu ý là khi tập trung thể hiện một tác phẩm, chứ không phải biểu diễn kỹ thuật, tác phẩm của bạn có thể sẽ hay lên rất nhiều lần.
Lời khuyên: khi tập luyện một tác phẩm bất kỳ, hãy tìm hiểu nhiều hơn về chính tác phẩm đó.
Sai lầm 2: không kiên nhẫn
Đây là sai lầm chung và nguy hiểm nhất của đa số các bạn khi bắt đầu vào tập luyện, khi không phân biệt được đâu là bài tập để nâng cao trình độ, và bài nào là bài thuộc danh sách ước mơ. Tớ biết có rất nhiều bạn thích bắt đầu với những tuyệt phẩm như Trên đường chiến thắng, Anh vẫn hành quân, trong khi các kỹ thuật cơ bản như lưỡi đơn, lưỡi kép, reo, và dùng hơi hãy còn chưa tốt.Việc tập luyện các bản nhạc quá sức trong thời gian ngắn có thể đem lại những sự tiến bộ mong manh, nhưng xét về nền tảng thì sẽ khiến bạn bị hổng rất nhiều, hơn nữa nếu tập không thành sẽ dẫn tới chán nản, và hứng thú tập luyện sẽ sớm bị tan biến đi mất. Nguy hiểm nhất là về sau này khi các bạn tập lại cơ bản sẽ rất khó sửa chữa những sai sót đã thành thói quen mặc định.
Một ví dụ tốt để phân biệt đâu là bài tập để nâng cao trình độ, bài nào là ước mơ là bài Giương tiên thôi mã vận lương mang, bài này đối với anh saotruc, người đã tập luyện cơ bản tới cả 10 năm, thì là một bài tập để nâng cao trình độ, còn với một bác nào đó thời gian tập chưa tới 1 năm, thì việc trình diễn tác phẩm này trong hôm offline Hà Nội 22/2 là quá sức, thực tế đã chứng minh.
Cá nhân tớ thì cũng mới tập chưa tới 1 năm, và cũng mới chỉ dừng lại ở các kỹ thuật ngón, dùng hơi và lưỡi đơn, các bản nhạc tớ đang tập luyện đơn giản hơn mấy bài kể trên rất nhiều, mọi người đừng cười khi tớ nhận xét về các tác phẩm khó quá sức tớ nhé.
Lời khuyên: nên biết lượng sức, và có sự nhẫn nại, chịu khó trong tập luyện
Sai lầm 3: quá cứng nhắc
Sai lầm này thường đến với các bạn quá tin tưởng vào một bài hướng dẫn trong sách hay trong các tài liệu tìm được trên mạng. Để lấy ví dụ, việc đánh lưỡi đơn là cần thiết, nhưng không phải tất cả các nốt trong bản nhạc đều đánh lưỡi, cũng không phải cứ phách mạnh là đánh, phách nhẹ thì lướt. Tất cả tùy thuộc vào giai điệu tổng thể của bản nhạc đóHoặc giả như việc thổi theo đúng một bản ký âm nào đó, các bạn nên nhớ là các bản ký âm dành cho nhiều người tập thường chỉ có lòng bản, nghĩa là chỉ có giai điệu chính, còn việc biến tấu, sử dụng luyến láy, ngân rung ra sao thì lại phụ thuộc vào mỗi người. Tất nhiên ta không xét bản ký âm của các nghệ sỹ lớn như Nguyễn Đình Nghĩa, Đinh Thìn hay Triệu Tiến Vượng
Trừ khi hòa âm với nhiều nhạc cụ khác thì ta chưa bàn tới, sáo trúc vốn có sự mỏng manh, lả lơi, nghĩa là tự bản thân nó có một sự mềm mại nhất định, nếu quá cứng nhắc trong tập luyện và trình tấu sẽ dẫn tới sự nhàm chán và không thể hiện hết được cái chất vốn có của tiếng sáo quê, người nghe cũng sẽ thấy tiếng sáo không có chi đặc biệt
Sai lầm này không chỉ có ở người mới tập luyện, mà cả những người tập luyện lâu năm cũng dễ mắc phải, để đơn giản các bạn có thể nghe lại tất cả các bản thâu của anh avaiavi để thấy việc lạm dụng lưỡi đơn tạo hiệu ứng không tốt thế nào, ngay cả như bản thâu của anh MHM trong rừng trúc cũng bị dính tiếng lưỡi đơn rất phô, hoặc các bản thâu có tiếng đập nhịp của anh Leehonso là ví dụ cho thấy quá tuân thủ nhạc phổ chưa chắc đã tạo được một sản phẩm tốt.
Lời khuyên: tôn trọng các kỹ thuật cơ bản, nhưng hãy lấy tác phẩm và người nghe làm trung tâm.