CẬP NHẬT

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

Tự làm phân tần cho loa

Phân tần loa là gì?

Tai người có thể nghe được tần số từ 20 – 20.000 Hz, nhưng không một củ loa nào có thể đưa ra cùng lúc tất cả các dải tần số đó. Vì vậy nhiều củ loa đã được ghép lại với nhau để giải quyết vấn đề này, nhưng nếu nhiều loa cùng phát như nhau nó sẽ làm hại tai người nghe và nếu cùng tần số nó sẽ cộng hưởng lớn hơn… Đó là lý do để ra đời một mạch phân tần, mạch này có nhiệm vụ đảm bảo cho mỗi loa chỉ phát ra một tập hợp các dải tần số nhất định.



Hãy xem hình dưới đây, hai vạch đỏ chính là hai điểm cắt của phân tần.

Không một mạch phân tần nào có thể chặn hoàn toàn các tần số vượt ra ngoài điểm giao nhau (điểm cắt). Một bậc cắt giảm đi 6 db/ quãng tám, bậc hai sẽ giảm 12 db/ quãng tám và bậc ba sẽ là 18 db/ quãng tám.

Làm một phân tần loa.

Thành phần cơ bản của phân tần loa là cuộn cảm và tụ điện.
- Cuộn cảm chặn những tần số cao, giảm áp lực của nhiều dải tần số lên củ loa.
- Tụ điện thì ngược lại, tụ chặn những tần số thấp.
Đôi khi người ta cũng sử dụng cuộn cảm + tụ điện + điện trở trong một số mạch như bộ lọc khuyết tần và mạch suy giảm.

Các bạn nên nhớ rằng xây dựng một bộ phân tần loa luôn cơ động và không loa nào giống loa nào, mỗi một loại củ loa và dạng thùng loa đều phải có hệ thống phân tần riêng biệt.

Chuyển pha

- Pha là thời gian của một tín hiệu.
- Sự thay đổi của pha là sự trậm chễ xẩy ra khi tín hiệu đi qua bộ phân tần
- Mỗi một bậc cắt sẽ có sự thay đổi pha là 90 độ, nếu thay đổi 180 độ sẽ làm thay đổi hoàn toàn pha. Nếu hai loa cùng pha 180 độ, sau khi âm thanh phát ra những tần số tương tự nhau sẽ bị triệt tiêu. Để giải quyết vấn đề này một trong hai loa sẽ phải đảo đầu (cực + -)
- Thông thường sự lệch pha chỉ xẩy ra ở phân tần cắt bậc 2 ( có thể ở bậc 6), nhưng nó cũng có thể xẩy ra khi sử dụng phân tần của hệ thống loa 2 đường tiếng lắp cho hệ thống loa 3 đường tiếng hoặc nhiều hơn.
- Cách dễ dàng nhất để xác định được sự ngược pha là bạn hãy thử thay đổi chiều + - của củ loa, khi âm thanh lớn hơn tức là vấn đề đã được giải quyết.

Lắp đặt cuộn cảm trong phần tần.

Khi sử dụng nhiều hơn một cuộn cảm trong phân tần, từ trường sinh ra trong mỗi cuộn cảm có thể ảnh hưởng đến nhau bạn hãy chú ý:
- Để cuộn cảm càng xa nhau càng tốt
- Xoay hướng của mỗi cuộn cảm lệch nhau 90 độ, bạn có thể sắp xếp theo hình dưới đây :


Tại sao phải phải cần những linh kiện chất lượng cao trong phân tần?
Cả cuộn cảm và tụ điện đều có điện trở nhất định trong nó, thường thì điện trở đó rất nhỏ, nhưng đôi khi nó lại lớn hơn cả trở kháng của củ loa, từ đây sẽ nẩy sinh nhiều vấn đề không hay cho hệ thống.
Ví dụ: với loa bass 8 omh có điểm cắt thấp, điện trở trong cuộn cảm có thể là 16 omh hoặc hơn, như vậy sẽ có tổng trở là 24 omh, đây là một trở ngại rất lớn cho các amplifier.
Một trong các cách để khắc phục tình trạng trên là: chất lượng linh kiện cho phân tần phải thật tốt.

Lựa chọn cuộn cảm

Cuộn cảm thường được hiểu như là cuộn dây đồng (có thể có lõi và không có lõi) và cuộn cảm trên thực tế đều làm từ dây đồng.
- Để giảm trở kháng, thường những dây đồng to được lựa chọn. Đôi khi cuộn cảm được cuốn bằng những lá đồng với chi phí rất cao và chất lượng có tốt hơn đôi chút.
- Một số cuộn cảm có lõi sắt hoặc lõi ferit ở giữa, điều này làm giảm đáng kể số lượng dây đồng cho cuộn cảm, qua đó giảm được đáng kể trở kháng. Điểm cắt của loa bass luôn sử dụng cuộn cảm nối tiếp rất lớn, trong một số trường hợp bắt buộc phải sử dụng cuộn cảm có lõi để giảm trở kháng xuống. Nhưng cuộn cảm có lõi gây lên hiện tượng méo biến dạng âm thanh.

Lựa chọn tụ:

Trong phân tần loa bắt buộc bạn phải sử dụng tụ điện không phân cực.
- Một tụ không phân cực thông thường luôn có giá khá rẻ nhưng nó lại không làm việc tốt ở tần số cao. Tụ không phân cực dành cho âm thanh luôn làm việc rất tốt ở tần số cao, có độ từ cảm và trở kháng thấp, đây chính là điểm khác biệt mà các bạn nên lưu ý. Loại tụ có lớp cuốn là polypropylene tráng kim loại luôn rất tốt cho phân tần loa nhưng giá chúng không hề rẻ.

Lựa chọn điện trở.

Cần lưu ý về trở kháng và công suất.
- Hãy chắc chắn rằng điện trở bạn chọn có thể chịu đựng thoải mái công suất của loa.
- Điện trở Oxit kim loại (MOX) loại không có tự cảm là tốt nhất cho loa trung và với loa trầm nên dùng điện trở dây cuốn.

 Lựa chọn trị số linh kiện.

- Đa phần các trị số trong phân tần đều không theo quy chuẩn, vì thế bạn phải sử dụng nhiều linh kiện mắc song song hay nối tiếp để đạt đúng giá trị linh kiện mong muốn.
Quảng cáo: 5 dàn karaoke gia đình hay nhất năm 2017.
Hãy viết cảm nhận của bạn về bài viết này nhé


0 nhận xét "Tự làm phân tần cho loa"


 
Trở lên trên