CẬP NHẬT

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Cách hòa âm

CÁCH VIẾT KHÚC DẠO ĐẦU

Khúc dạo đầu (Intro), ngoài nhiệm vụ xác định âm giai để cho người hát bắt đúng giọng, còn phải là đoạn tạo ấn tượng cho người nghe về ca khúc sắp được người hát thể hiện. Rất nhiều ca khúc có đoạn mở đầu quá ấn tượng đến nỗi tất cả các nhạc sĩ hòa âm lại những ca khúc này đều không thể thay đổi được vì không thể viết cách nào khác cho ấn tượng hơn nữa!



Không có gì bí mật hoặc “thiên phú” hoặc bí ẩn để viết đoạn dạo đầu ấn tượng vì nếu đoạn nhạc này là biến khúc của ca khúc thì khó mà tách bỏ để thay thế bằng một đoạn nhạc khác. Không có qui định về độ dài của đoạn mở đầu mà tùy cảm hứng của người phối nhạc. Tuy nhiên theo tâm lý bình thường của người nghe thì đoạn mở đầu nên có độ dài chẳn ô nhịp, chẳng hạn như 4, 6, 8, 10, 12 ô nhịp.

Có 4 cách viết đoạn dạo đầu như sau:

1. Lấy Điệp Khúc Làm Đoạn Dạo Đầu:

Nếu ca khúc có đoạn điệp khúc hay, có thể sử dụng toàn bộ đoạn điệp khúc này để làm đoạn dạo đầu hoặc chỉ lấy một đoạn hay nhất trong điệp khúc này để thực hiện tiến hành giai điệu liền cung bậc lên hoặc xuống dần đến hợp âm chủ hoặc hợp âm 7 ở bậc 5.

2. Dạo Đầu Bằng Một Hợp Âm:

Chỉ có một hợp âm vang lên và rồi người hát cất tiếng ngay vào ca khúc. Hợp âm này thường là hợp âm chủ hoặc hợp âm 7 ở bậc 5. Thí dụ như: hợp âm C hoặc hợp âm G7 đối với ca khúc ở cung C; hợp âm Am hoặc E7 đối với ca khúc ở cung Am.

Hợp âm này có thể là hợp âm khối (block chord), hợp âm rải (arpeggio).

Cách ứng dụng thông thường của cách dạo đầu này là: để tạo ấn tượng cho người nghe vì xem như ca khúc này không có đoạn nhạc dạo đầu, ngay sau hợp âm dạo đầu là các giọng bè hát ngay vào điệp khúc. Các bạn có biết bài “Thương Nhau Ngày Mưa” của Nguyễn Trung Cang? Đoạn dạo đầu tạo ấn tượng sẽ là: đánh một hợp âm để cho các ca sĩ bắt giọng rồi sau đó là 3 giọng bè sẽ hát hết đoạn điệp khúc: Như mưa ngày nào thấm ướt vai em…

Cách ứng dụng khác là rải hợp âm chủ để cho người hát sau đó bắt giọng để hát nhịp tự do kể lể, chậm rãi tự sự.

4. Sáng Tác Đoạn Dạo Đầu Riêng:

Chỉ có bậc cao thủ về hòa âm mới thực hiện được cách này vì đòi hỏi người soạn hòa âm phải cảm nhận ca khúc thật sâu sắc để có thể sáng tác đoạn dạo đầu mà không sử dụng một chút giai điệu nào trong ca khúc mà vẫn khiến người nghe cảm nhận được ngay cái hồn của ca khúc.

3. Sử Dụng Một Đoạn Hợp Âm Trong ca Khúc:

Có thể lấy cả đoạn hợp âm trong điệp khúc hoặc phiên khúc và soạn giai điệu dạo đầu mô phỏng điệp khúc hoặc phiên khúc hoặc là biến tấu của phiên khúc hoặc điệp khúc.

KHÚC THỨC HÒA ÂM

Trước khi bắt đầu làm hòa âm cho một bài hát, người soạn hòa âm phải “tính toán” trước các yếu tố sau:

1. Xác định đúng cung (giọng): bài sẽ được ai hát? Và âm vực của người hát này rộng bao nhiêu? Dù cho các bạn soạn hòa âm trên tổng phổ hoặc trên MIDI, đừng nghĩ đơn giản là “nếu sai giọng, thì các nhạc công có thể dịch giọng trực tiếp trên văn bản hoặc dùng kỹ thuật trong MIDI để dịch giọng một cách dễ dàng” vì mỗi cung có thể gợi một cách hòa âm riêng do bị ảnh hưởng âm vực của nhạc cụ diễn tấu nhất là nhạc cụ đảm nhận phần trầm và nhạc cụ đảm nhận phần cao nhất.

Điều trên rất đơn giản nhưng có thể tối nghĩa với các bạn. Đối với các bạn đánh đàn guitar thì sẽ hiểu điều này ngay: một bài hát được soạn hòa âm ở cung Am, Em, Dm, G hoặc D sẽ đánh guitar nghe “réo rắt” hơn vì có nhiều hợp âm dây buông.

2. Xác định các đoạn trong bài hát: phiên khúc, điệp khúc và phần kết (coda) để tính toán các tiết điệu. Một bài hát sẽ nghe hay thêm nếu đoạn điệp khúc được chuyển sang cách đệm với tiết điệu khác với đoạn phiên khúc.

Soạn chỉ một tiết điệu đệm cho bài hát sẽ không tạo màu sắc cho bài hát và có thể gây cảm nhận cho người nghe đây là một bài hát khiêu vũ.

Tôi phân chia ca khúc thành 4 thể loại:

- ca khúc để tiêu khiển (giải trí)
- ca khúc để khiêu vũ, để làm việc
- ca khúc để thưởng thức
- ca khúc để suy gẫm

Khi một bài hát trở thành nổi tiếng thì có thể được hòa âm thành đủ 4 thể loại trên.

3. Xác định lúc thể hiện đoạn gian tấu (khúc nhạc dạo giữa bài hát): khi dứt bài hát lần đầu? trước khi chuyển qua điệp khúc? hay hoàn toàn không có đoạn gian tấu?

Ngoài ra, các bạn có thể chuyển đoạn gian tấu sang một cung khác (ly điệu) để giúp tăng phần màu sắc âm thanh cho bài hát.

4. Xác định cách kết bài hát. Nếu bài hát có đoạn “để kết” (coda) thì các bạn nên tôn trọng vì đoạn này thường không thể tách rời ra khỏi bài hát được.

Có nhiều cách để kết bài hát và các bạn có thể pha trộn các cách này lại với nhau để kết thúc bài hát. Một vài cách thông dụng như sau:

- Hát lặp lại đoạn cuối ở 1/2 cung cao hơn.

- Hát lặp lại một lần câu cuối của bài hát và giảm tốc độ – rall.: rallentendo (chậm dần) hoặc rit.: ritardando (trì nhịp/ghìm tốc độ) ở những nốt cuối cùng để dứt.

- Hát lặp lại nhiều lần câu cuối của bài hát với âm lượng nhỏ dần (fade out).

- Hát lặp lại câu cuối ở bè quảng 3 (bè trên). Cách kết này tạo hiệu quả lơ lững, ray rứt, dấu hỏi.

- Hát dứt tức thì ở nốt cuối của bài hát cùng với nhạc đệm.

- Dùng một đoạn hay nhất trong bài hát để làm nhạc kết (không có giọng hát), v.v…

Bài hát được kết tùy theo cảm nhận của người soạn hòa âm đối với bài hát.
Hãy viết cảm nhận của bạn về bài viết này nhé


0 nhận xét "Cách hòa âm"


 
Trở lên trên