CẬP NHẬT

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Căn bản nhạc lý (phần 9/9)

GIỌNG SONG SONG LÀ GÌ?

Giọng song song là một giọng trưởng và một giọng thứ có chung hóa biểu.

Ví dụ 1: Giọng Đô trưởng và giọng La thứ là hai giọng song song, hóa biểu không có dấu thăng, dấu giáng.


Ví dụ 2: Giọng Pha trưởng và giọng Rê thứ là hai giọng song song, hóa biểu có dấu Si giáng.

DỊCH GIỌNG LÀ GÌ?

Sự chuyển dịch độ cao thấp của một bài hát cho phù hợp với tầm cở giọng của người hát được gọi là dịch giọng.

Khi dịch giọng, trên bản nhạc sẽ có sự thay đổi hóa biểu và tên nốt nhạc nhưng mói quan hệ về cao độ và trường độ của các âm không thay đổi. Người ta chỉ đàn hoặc cao lên hoặc thấp xuống tùy thuộc vào độ cao muốn xê dịch được xác định bằng âm chủ.

Ví dụ: Bài Nụ cười ở giọng Đô trưởng:

Khi dịch giọng bao lên một quãng 4 (Đô-Pha) bài hát sẽ ở giọng Pha trưởng:

Khi dịch giọng thấp xuống một quãng 3 (Đô-La) bài hát sẽ ở giọng La trưởng:

Khi dịch giọng một bài hát hay một bản nhạc, tính chất trưởng hoặc thứ sẽ không bị thay đổi.

ĐẢO PHÁCH NGHỊCH PHÁCH

Đảo phách

Đảo phách là sự xê dịch trọng âm từ phách mạnh sang phách nhẹ và ngược lại.

Bình thường, cảm giác của con người thuận với một âm thanh ngân dài từ phách mạnh sang phách nhẹ. Nhưng khi âm thanh thuộc về phách nhẹ được ngân dài sang phách mạnh tai nghe sẽ phát hiện sự bất thường đó, sự bất thường đó gọi là hiện tượng đảo phách.

Ví dụ: Bình thường, không đảo phách:

Sau khi đảo phách:

Đảo phách có tác dụng làm cho nét nhạc thêm khỏe khoắn nếu ta biết sử dụng đúng mức.

Nghịch phách

Do có sự xê dịch về dấu nhân nên nghịch phách cũng tạo nên được những xáo động mới về tiết tấu và gây được rung cảm mới cho người nghe.

Khi thay thế phách mạnh hoặc phần mạnh của phách bằng dấu lặng ta có nghịch phách.

Ví dụ:
Hãy viết cảm nhận của bạn về bài viết này nhé


0 nhận xét "Căn bản nhạc lý (phần 9/9)"


 
Trở lên trên