CẬP NHẬT

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

Lý thuyết âm thanh cơ bản (phần 4/6)

 IV/ Các thiết bị tạo hiệu ứng (effect).

Trong phần này, chúng ta xét đến các thiết bị ứng dụng điện tử để biến chất âm thanh mục đích là làm tăng thêm hiệu quả tới người nghe. Xin nói khái quát về các thiết bị này.



-Compressor (bộ nén tiếng): Khi một tín hiệu âm thanh hoạt động, đã được khuyếch âm và ra tới loa, thường bị biến dạng ít nhiều tùy theo thiết bị sử dụng. Sự dao động cơ học của màng loa gây ra nguyên nhân này. Nhất là âm trầm, nó sẽ kéo dài âm thanh ra một chừng độ nhất định ngoài ý muốn của chúng ta. Điều này tạo ra tiếng rền của loa, rất khó chịu. Để khắc phục khuyết điểm này, người ta tìm cách xử lý tín hiệu trước khi tăng âm bằng cách cắt bớt 1 phần biểu thị hình sin của tần số âm thanh. Các bạn hãy làm quen với những từ biểu thị cách xử lý này : Attach (tấn công), Release (thả), Threshold (ngưỡng), Limit (hạn chế) v.v.

-Echo, delay: Thiết bị này là thành phần chính, không thể thiếu được trong âm thanh sân khấu. Từ một âm thanh (voice) đơn giản, nó có thể tạo thêm Echo (tiếng vọng), Delay (lập lại), Reverb (vang ra), Chorus (đồng ca) và hàng trăm thứ tiếng khác (Multi effect).

Thông thường, chúng ta sử dụng trộn vào Mixer tạo cho tiếng hát của ca sĩ thêm phong phú. Cũng có khi chúng ta cải tạo âm thanh của một loại nhạc cụ nào đó. Thiết bị này hiện nay được làm theo kỹ thuật số (digital), thay thế cho loại Analog đã lỗi thời, cho nên người sử dụng nên có một trình độ về computter tương đối khá để có thể lập trình được loại thiết bị này (programable).

-BBE (tên hãng sản xuất) hoặc Contour v.v : Cũng là thiết bị xử lý âm thanh. Nó làm nở ra hoặc co vào 2 cạnh của đường biểu diễn hình sin, làm cho ta cảm nhận âm thanh có vẻ dầy hơn hoặc mỏng hơn ở giải tần định trước.

Sau đây là biểu đồ hiển thị cách xử lý âm thanh của Compressor và BBE :

Ngoài ra, còn những thiết bị effect khác đều có tác dụng tăng sự thẩm mỹ cho âm thanh, người viết chưa tiện đề cập trong phần này.
Hãy viết cảm nhận của bạn về bài viết này nhé


0 nhận xét "Lý thuyết âm thanh cơ bản (phần 4/6)"


 
Trở lên trên