Điều thú vị mà hiếm khi những người nghe nhạc quan tâm đó là hầu hết năng lượng của âm nhạc đều tập trung ở tiếng Mid và đôi tai của con người cũng cực kỳ nhạy cảm với âm này.
Đối với những chuyên gia về âm thanh hay những người có kiến thức cơ bản về âm thanh, tần số trung, tép, trầm là những khái niệm quen thuộc. Còn đối với những người mới bước chân vào lĩnh vực âm thanh thì tấn số âm thanh trung, tép, trầm còn xa lạ. Do đó, nếu bạn muốn làm trong lĩnh vực âm thanh thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ những tấn số âm thanh, sau này sẽ rất tiện cho việc bạn cài đặt một hệ thống thiết bị âm thanh, thiết bị karaoke chuyên nghiệp.
Bản chất của âm thanh là các sóng dao động cơ học (thường xét ở trong môi trường không khí), và một trong những đơn vị cơ bản nhất của âm thanh chính là tần số. Tai người có khả năng nghe được dải tần số âm thanh khoảng từ 20Hz đến 20kHz (tần số dao động từ 20 đến 20.000 lần/giây). Và để dễ xác định thì người ta thường chia dải tần số âm thanh này ra làm 3 khoảng tần số cơ bản, đó chính là Bass (âm trầm), Mid (âm trung) và Treble (âm cao). Những tần số nào vượt ra khỏi giới hạn từ 20Hz đến 20kHz sẽ được gọi là hạ âm (thấp hơn 20Hz) và siêu âm (cao hơn 20kHz).
Âm trầm là gì? Trong hệ thống âm thanh, âm trầm là dãy âm tần dễ dàng nhận biết nhất. Chỉ những người có kiến thức về âm thanh mới đánh giá đúng bản chất của dải tần số trầm.
Dải tần số trầm cũng được chia nhỏ ra thành:
Bass thấp(Deep bass) : ~ 20Hz – 80Hz
Bass : ~ 80Hz – 320Hz
Bass cao (High bass) : ~ 320Hz – 500Hz
Đây là dải tần số thường bị đánh giá sai nhiều nhất trong lĩnh vực âm thanh. Người nghe thiếu kinh nghiệm thường nhầm lẫn giữa “độ sâu” và “cường độ” của âm trầm. Nhiều người vẫn hay lầm tưởng rằng tiếng trầm càng nhiều, càng hùng hồn là trầm hay. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn trái ngược, trầm nhiều và mạnh mẽ chưa hẳn đã hay. Chúng ta nghe âm trầm là để cảm nhận cái hay, nét tinh tế và chất lượng chứ không đơn thuần chỉ nghe số lượng nhiều ít của Bass bởi tiếng Bass khi được tái tạo trung thực sẽ mang đến cho âm nhạc rất nhiều màu sắc và cảm xúc.
Một bộ loa có âm trầm tốt sẽ thể hiện được những tần số rất thấp (trầm xuống sâu) ngay cả ở mức âm lượng không quá lớn, không bị rền, không có cảm giác âm trầm bị “kéo đuôi” (nghe nó cứ kéo dài hơn so với âm gốc, bởi quán tính dao động của màng loa lớn).
Tuy nhiên đó là những định nghĩa về mặt lý thuyết, còn về sở thích thì mỗi người lại khác nhau và còn phụ thuộc cả vào thể loại âm thanh – âm nhạc đang trình diễn, không thể mặc định âm trầm như thế nào là chuẩn nhất được.
Tiếng trầm là cái sườn của giai điệu và nhịp điệu trong âm nhạc.Nhưng không may, rất khó để tái tạo hoàn hảo dãy âm tần này bởi vì tiếng trầm phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Phòng nghe, Amply, Loa, dây truyền dẫn tín hiệu thậm chí cả nguồn phát nhạc.
Đối với những người có chuyên môn về âm thanh, họ thường mô tả chất lượng âm trầm hay bằng từ như: sâu, chắc, mạnh, có lực… Còn chất lượng âm trầm dở thì họ thường mô tả như: thiếu lực, âm bass nặng nề, mỏng,… Những mô tả đó tùy thuộc và cảm nhận khác nhau của mỗi người. Nó chỉ mang tính trừu tượng nên không thể miêu tả chính xác được.
Âm trung là gì? Đây là dải tần số phổ biến nhất trong tự nhiên (giọng nói con người, tiếng sóng biển, tiếng kêu của đa số loài động vật, âm thanh trong sinh hoạt hàng ngày…). Điều thú vị mà hiếm khi những người nghe nhạc quan tâm đó là hầu hết năng lượng của âm nhạc đều tập trung ở tiếng trung và đôi tai của con người cũng cực kỳ nhạy cảm với âm này. Một âm trung được coi là tốt khi có sự rõ ràng, mượt mà, độ chi tiết tốt và làm cho người nghe cảm thấy dễ chịu.
Dải tần số trungcũng được chia nhỏ ra thành:
Trung thấp: ~ 500Hz – 1kHz
Trung: ~ 1kHz – 2kHz
Trung cao: ~ 2kHz – 6kHz
Âm trung hay, đạt tiêu chuẩn là khi người nghe có thể cảm nhận được âm tầng rõ ràng, dễ chịu,..
Âm tép là gì? Có dải tần số âm thanh trải dài từ khoảng 6kHz đến 20kHz, âm Tép góp phần làm tăng độ chi tiết, tươi sáng, sắc bén của mọi âm thanh ta nghe thấy trong cuộc sống. tiếng Tép tốt sẽ không bị quá chói gắt, mà sẽ thánh thót và nghe rất dễ chịu. Do cấu tạo sinh học của lỗ tai và vùng não cảm nhận âm thanh, con người chỉ nghe được tới khoảng 20kHz, nhưng theo 1 số cuộc nghiên cứu của những hãng âm thanh hàng đầu trên thế giới thì ở những tần số siêu âm (cao hơn 20kHz) con người không nghe được những vẫn có thể cảm nhận được, làm gia tăng cảm xúc khi nghe nhạc. Tiếng tép được cho là nền tảng tạo ra chất lượng âm thanh hay, điểm nhấn của 1 bản nhạc hoặc 1 ca khúc.
Do đó đã có khá nhiều nhà sản xuất tạo ra những chiếc loa có thể phát ra tần số cực cao (khoảng trên 30kHz) xử lý âm thanh làm tăng cảm giác nghe của những thính giả giỏi.
Mọi âm thanh trong cuộc sống của chúng ta đều là sự pha trộn của 3 dải tần âm thanh này chứ không nằm ở 1 tần số cố định nào. Bạn hãy tìm hiểu và nghiên cứu kỹ những tần số này để có thể điều chỉnh hệ thống thiết bị âm thanh của mình tốt nhất.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)