CẬP NHẬT

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Mẹo cải thiện chất lượng âm thanh lưu trên thẻ nhớ


Một típ nhỏ để giúp các bạn cải thiện thêm chất lượng nhạc từ thẻ nhớ, và hoạt động ổn định hơn nhằm kéo dài tuổi thọ của DAP và thẻ micro SD. Thoạt nghe có vẻ giống như một bài quảng cáo hay scam tuy nhiên chúng ta hãy cùng xem (QC Dàn âm thanh gồm những thiết bị gì? )



1. Back-up nhạc trong thẻ vào máy rồi format thẻ micro SD thành exFAT với 128Kb allocation unit size

2. Chép nhạc của bạn lại vào trong thẻ.

3. Sử dụng phần mềm DiskFresh để refresh lại các dữ liệu đã được chép trực tiếp mà không cần partition mapping (nói chung là read & refresh lại các sector trên ổ cứng và thẻ nhớ) (QC Dàn âm thanh gồm những thiết bị gì? )

Chỉ với ba bước này bạn có thể nhận thấy thiết bị của mình trở nên ổn định hơn với nền âm sạch hơn tuy nhiên mình chỉ thử với các DAP (ak120, X5-II) còn smartphone thì chưa thử. Cá nhân mình nghĩ các bạn nên thử refresh lai chiếc thẻ nhớ của mình và tự mình cảm nhận xem âm thanh có hay hơn không vì việc này bạn có thể làm rất nhanh mà hoàn toàn miễn phí.
Quảng cáo:  Dàn âm thanh gồm những thiết bị gì? 

Audiophile - Họ là ai ? - Người yêu nhạc hơn kỹ thuật âm thanh.

Đây là một bài viết rất vui của lão John DarKo trên trang Digital Audio Reviews. Anh chàng có 1 định nghĩa, gọi là " Music First Audiophile" - dịch sang tiếng Việt hơi củ chuối như trên :P

Một “Music-First Audiophile” không giống như những audiophile khác. Họ thiết lập dàn âm thanh không nhất thiết phải theo ý của số đông và cũng không áp đặt ý kiến của mình lên người chơi âm thanh khác.

Audiophile



Một “Music-First Audiophile” hiểu được cái hay của âm nhạc đều hiện hữu trong các dòng nhạc khác nhau và không khen chê hay phân biệt cái nào hơn cái nào. Và dĩ nhiên họ cũng biết có rất nhiều thể loại nhạc chứ không chỉ riêng thứ mà mình thích.

Một “Music-First Audiophile” không bao giờ cố gắng làm cho dàn âm thanh tại nhà có được chất tiếng như buổi hòa nhạc live, vì đó là một điều không thể làm được. Họ tôn trọng những gì người nghệ sỹ muốn gởi gắm cho người nghe qua album của mình, và đó là nghệ thuật.
Audiophile

Một “Music-First Audiophile” luôn tôn vinh sự cao cấp của chất lượng hi-res nhưng không vì thế mà kỳ thị những định dạng âm thanh khác. Họ cũng không quy chụp, vì dù là lossless, vinyl, MQA hay DSD đều có những nét riêng làm nó nổi bật trước đám đông.

Một “Music-First Audiophile” luôn đặt âm nhạc đầu tiên, sau đó đến phần cứng và cuối cùng mới là định dạng nhạc. Họ cũng không suốt ngày cắm đầu vào dàn âm thanh hi-fi 24/7 mà tận hưởng cả những loại hình khác như stream bluetooth, nghe nhạc trong xe hay nói chuyện với bạn bè trong nhạc nền êm dịu.
Audiophile


Một “Music-First Audiophile” biết được điểm mạnh của các dịch vụ stream là sự tiện dụng chứ không chỉ đơn thuần là chất lượng, do đó không cần thiết phải thiết lập dàn âm thanh cao cấp đắt tiền cho mỗi phòng trong nhà, tránh lãng phí quá nhiều mà sử dụng không bao nhiêu.

Một “Music-First Audiophile” biết được sự khác nhau cơ bản giữa không gian âm của loa và tai nghe, hiểu được nó chịu ảnh hưởng từ thiết kế phòng nghe hơn là do chất lượng của thiết bị đang sử dụng. Họ không mua những thiết bị đắt tiền một cách mù quáng mà không nghiên cứu trước về nó.

Một “Music-First Audiophile” cũng không dành hết thời gian của mình cho việc theo đuổi âm thanh vì nó chỉ là một thú chơi, một sở thích cá nhân. Và họ tự gọi mình là audiophile khi nhận thức được giữa âm nhạc và chất lượng âm thanh, âm nhạc luôn luôn quan trọng nhất.


Những trang web cho phép tải nhạc lossless tốt nhất


BANDCAMP
Website: bandcamp.com

Bandcamp là một website rất thú vị và bắt đầu đi vào hoạt động kể từ 2007. Đây là một trong số ít các website đặt quyền lợi của việc bán các ca khúc trực tiếp vào tay những nghệ sỹ. Không có bất kỳ một công ty trung gian hay đại lý phân phối. Bandcamp cũng thu phí phân phối trên sale và download nhưng đây là một trong những mô hình trang web phân phối nhạc có thể được gọi là công bằng nhất. Bạn có thể tìm thấy được rát nhiều những ca khúc từ indie cho đến những ca sỹ lớn. Các dạng file có thể được download qua BandCamp bao gồm FLAC, ALAC, AAC, Ogg Vorbis, WAV và AIFF cũng như MP3.

Bandacamp không thu phí hàng tháng cho người dùng. Tất cả các nội dung được stream trên web đều ở dạng lossy tuy nhiên khi bạn mua một ca khúc thì cũng có nhiều định dạng lossless và định dạng không bị nén như trên.


BEATPORT
Website: beatport.com

Beatport là một trang nhạc chuyên về nhạc điện tử và rất nhiều genre nhỏ hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu và download từ nhạc EDM cho đến Ambient electronic music thì đây có lẽ là website bạn nên tham khảo. Đây là nguồn nhạc cực kỳ tốt dành cho những DJ và electronic fan. Beatport cũng bán các ca khúc, album, DJ mix và họ có cả phần mềm riêng mang tên Beatport Pro dành cho Desktop. Beatport cũng cho phép download các định dạng WAV, AIFF và MP3.


HDTRACK
Website: hdtracks.com

Đây có lẽ là website khá quen thuộc với giới audiophile. Với rát nhiều những bộ nhạc hiếm, kho nhạc có chất lượng cao và một vài tên tuổi lớn nhất trong làng âm nhạc như John Lennon, The Stones, Miles Davis và Daft Punk. HDtrack có rất nhiều các ca khúc gần như phục vụ tất cả các nhu cầu. HDtrack cũng cho các bạn download nhạc ở các định dạng lossless WAV, AIFF, ALAC, FLAC và thậm chí là DSD (DSF). Họ cũng có đầy đủ artwork cũng như các dòng note trong các album dành cho hardcore fan dưới định dạng PDF một điều khá hiếm thấy so với các site khác trong thời đại kỹ thuật số. Cũng như các website download nhạc chất lượng cao khác HDtracks chỉ cho phép download nhạc đã mua, tuy nhiên đây là một trang các bạn nên tham khảo.


TIDAL
Website: tidal.com

Tidal là một trang web rất đặc biệt khi đây là một website stream nhạc trực truyến và download nhạc chất lượng cao ở hơn 52 quốc gia. Với kho nhạc hơn 40 triệu ca khúc với cả định dạng lossless hoặc lossy và đặc biệt hơn là khả năng hỗ trợ những ca khúc định dạng MQA. Kho nhạc trải rộng rất nhiều những thể loại với những nghệ sỹ hàng đầu, đặc biệt với những exclusive đặc biệt riêng và cũng có những nghệ sỹ nhạc indie mới nổi cũng có những cơ hội đặc biệt giới thiệu trên web.
Tidal cũng cho phép người dùng 2 lựa chọn Premium $9,99/ 1 tháng (định dạng nhạc AAC 320kHz) và $19.99 Hi-Fi ( chất lượng Lossless CD và MQA)    

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Cần phải đàn những gì khi đệm hát?

Để đệm đàn được hay thì bạn nên có kiến thức về hợp âm để có thể sử dụng thành thạo khi đệm hát. Nếu bạn đang dùng đàn Yamaha 450 có phần đệm tiết tấu tự động thì tay trái thường chơi hợp âm với tiết tấu chọn phù hợp với bài hát, tay phải thường chơi dạo nhạc ở đầu bài rồi khi vào hát ta có thể dùng một số âm sắc để chơi bọc lót cho giai điệu hát chính. Chẳng hạn như chỗ nào hát ngân dài thì ta có thể thêm một câu nhạc chen vào đó. Câu nhạc này được bạn tự sáng tác ra dựa trên cơ sở hợp âm bên tay trái. Bước đầu tay phải hãy chơi những nốt của bên tay trái thôi, sau đó mở rộng dần với các nót khác.
Hãy cố gắng chơi tốt phần tay trái đã, phần tay phải chỉ chơi câu dạo nhạc thôi.
Một mẹo hay là nếu câu hát ngân dài thì bạn có thể chèn thêm chính giai điệu của câu hát đó, tạo nên sự nhại lại câu hát đó vậy. Bước đầu nên nghe và bắt chước băng đĩa đã, sau đó ta sẽ tự đệm theo kiểu của riêng mình.

Trên  thực tế, đệm những gì là đều do sự tưởng tượng và khả năng của chính bạn. Không có một giới hạn nào cho việc bạn đệm những gì....

Ngoài ra việc nghe nhiều cũng giúp ta học hỏi được nhiều, những vẫn cần nghiên cứu lý thuyết thì mới áp dụng trên thực tế được.
Chúc thành công!

Thu thanh trên sound onboard bằng phần mềm cubase bị trễ phải làm sao?

Vì bạn sử dụng sound card onboard để thu thanh nên không hỗ trợ driver cho cubase, do vậy nếu tiếng bị trễ, bạn cài ASIO4ALL (asio4all.com) thì hết trễ (có thể chỉnh buffer khoảng 256 là OK). Nếu muốn monitor để khi hát nghe được giọng của mình thì bạn nên đeo headphone khi thu thanh, vì nếu không tín hiệu sẽ bị bắt ngược vào micro tạo nên vòng lặp (loop) nên dễ bị hú hay bị bắt cả nhạc vào kênh hát luôn.

Trong Cubase 2, để chỉnh độ trễ thường ta vào Device - Device setup - Chọn VST multitrack bên trái, sau đó nhấn chọn ASIO Driver và nhấn control Panel để chỉnh buffer từ cửa sổ hiện ra.

Tuy nhiên ai dùng Cubase 3 thì sẽ chỉnh trong Device - Device setup - Chọn VST Audiobay. Sau đó chọn ASIO4ALL bên phải, mục Master ASIO Driver. Mục Control Panel thì trong cubase 3 lại phải nhấn xuống dòng dưới của VST Audiobay sẽ thấy.

Làm thế nào để luyện nghe nhạc

Bạn hãy bắt đầu từ việc nghe từng nốt một. Sau đó tới luyện nghe quãng, giai điệu, rồi hợp âm... Quá trình này cần thời gian và sự kiên trì. Nếu được người thầy nào đó hướng dẫn thì sẽ nhanh tiến bộ hơn.

Hãy tưởng tượng, mỗi một cao độ như một màu sắc mà mắt ta có thể nhận biết được từng màu riêng biệt. Vì thế tai chúng ta cũng có thể nghe được từng cao độ ấy. Vấn đề nằm ở chỗ phải nhận biết từng cao độ một và nhớ nó vào trong bộ óc để sau này gặp phải cao độ ấy, tai chúng ta sẽ nhận biết được.


Nếu ta từng học ngoại ngữ thì hẳn cũng biết là kỹ năng nghe là kỹ năng khó nhất. Đây là thử thách lớn nhất đối với người học ngoại ngữ. Nếu ta nghe được người nước ngoài nói gì, hẳn ta đã hiểu và nói chuyện được. Nhưng nếu không thể nghe được họ nói gì thì sẽ ra sao? Sẽ không bao giờ có thể nói chuyện được.

Việc học nốt nhạc của chúng ta thường dừng lại ở chỗ nhận biết nó bằng mắt. Có nghĩa là nhìn thấy nốt nhạc và nhận biết đó là nốt gì, rồi sau đó có thể chơi nó trên đàn. Còn khả năng có thể hát đúng cao độ (không cần đàn) và nghe được nốt ấy khi người khác chơi... là một vấn đề khác.

Kỹ năng nghe là một kỹ năng tổng hợp nhất. Nó chỉ có thể tốt nếu các kỹ năng nhìn, đọc, hiểu, thực hành... ta đã làm tốt.

Nếu tự học thì có thể sử dụng các phần mềm luyện nghe như:

http://www.trainear.com/

http://www.good-ear.com/

http://www.earmaster.com

http://www.teoria.com/exercises/ie.htm

http://www.musictheory.net/exercises/ear-chord

http://www.trainear.com/Ear_Training_Software_Comparison_07_2008.php

http://www.solfege.org/Solfege/Download

Đặc biệt có thể học nghe cao độ chuẩn (PERFECT PITCH) theo phương pháp của David Lucas Burge: http://www.perfectpitch.com/

Chúc bạn thành công!

Digital Audio là gì?

1. Định nghĩa:

Digital Audio là một kiểu đơn giản nhất để thu và phát âm thanh ở bất kỳ dạng nào. Nó tương tự như catxet - bạn có thể thu một đoạn nào đó rồi phát lại. Digital audio lưu giữ âm thanh dưới dạng những dãy số dài.

2. Âm thanh dạng sóng (Sound Waves)

Âm thanh dạng sóng là sự rung trong không khí. Âm thanh dạng sóng được tạo bởi bất kỳ thứ gì rung, một vật rung thì gây ra không khí bên cạnh cũng rung theo, và sự rung này lan ra trong không khí theo tất cả các hướng.

Khi sự rung của không khí  vào đến tai bạn, nó làm cho màng nhĩ rung lên và bạn nghe thấy âm thanh. Do vậy, nếu sự rung của không khí được bắt vào micro, nó làm cho micro rung lên và gửi tín hiệu điện tử tới bất kỳ thứ gì được nối với micro.

Những sự rung này xảy ra rất nhanh. Tần số rung chậm nhất mà bạn nghe được là khoảng 20 lần rung trong một giây, và tần số nhanh nhất vào khoảng 16,000 tới 20,000 lần rung trong một giây.

3. Thu thanh Digital Audio

Để thu thanh digital audio, máy tính của bạn đo các tín hiệu tạo ra bởi Micro hay Guitar điện tử, hay bất kỳ nguồn nào. ở khoảng cách cân bằng về thời gian (đối với âm thanh chất lượng CD, điều này có nghĩa là 44,100 lần trong một giây), máy tính sẽ đo và lưu lại độ mạnh của những tín hiệu điện tử từ micro, ở khoảng từ 0 đến 65,535. Do vậy, dữ liệu Digital audio chỉ là những co số dài. Máy tính chuyển những số này theo dạng tín hiệu điện tử đến loa. Những chiếc loa này rung và tạo ra âm thanh giống như đã được thu.

 Thuận lợi lớn nhất của thu thanh digital audio là chất lượng âm thanh. Không như MIDI, thu thanh digital audio lưu giữ rất đầy đủ về tính chất âm thanh và các phẩm chất khác của âm thanh chính xác như khi biểu diễn. Có một điểm không thuận lợi là digital audio là chiếm rất nhiều chỗ trên đĩa. Để thu 1 phút nhạc stereo với chất lượng CD, bạn cần 10 megabytes đĩa trống.

Trên máy tính, Digital Audio được lưu giữ dưới dạng wave files (dạng sóng - có phần mở rộng là .wav)

Có rất nhiều chương trình có thể cho phép bạn tạo, phát lại, và chỉnh sửa các file wave này. Cakewalk Pro Audio cho phép bạn làm việc với những file này có hiệu quả nhất. Ngoài ra có một số chương trình khác cũng rất tốt như Sound Force, Cool Edit, WavLab …

Tác động của âm nhạc tới con người

Âm nhạc khiến người nghe lú lẫn hơn

Âm nhạc khiến người nghe lú lẫn hơn so với khi không nghe nhạc. Một bản nhạc càng hay, càng có chiều sâu, càng làm cho người nghe “quên mất thực tại” xung quanh, kích thích trí tưởng tượng sinh ra đủ loại vọng tưởng trong tâm trí.

Âm nhạc là âm thanh của những vọng tưởng. Người nghe nhạc đón nhận những vọng tưởng dạng âm thanh ấy vào mình, rồi chuyển thành trí tưởng tượng bên trong. Vì vậy rất khó tập trung làm việc, suy nghĩ khi đang nghe nhạc. Tâm trí trực tiếp bị âm nhạc tác động, nên giảm khả năng tập trung vào thực tại.

Những người làm nghề phòng thu, tập band nhạc trong phòng kín, với âm lượng lớn, sau vài tiếng làm việc liên tục, khi làm xong, thường có cảm giác tâm trí trở nên…rỗng. Thần thức đã bị âm nhạc đánh tan tứ tán mà ít ai chú ý.

Tâm trí trực tiếp bị âm nhạc tác động, nên giảm khả năng tập trung vào thực tại.

Do âm nhạc có tính chất khiến người nghe quên mất thực tại, mang tính phân tán tâm lý, nên khi buồn, nghe nhạc, có khi sẽ vơi bớt nỗi buồn. Khi vui, chơi nhạc một lúc thì niềm vui ấy cũng biến mất theo.

Vì vậy bạn hãy chú ý hơn đến tâm trạng của mình, và chọn dòng nhạc thích hợp, thời gian phù hợp để nghe nhạc. “Chỉ nên nghe nhạc trong thời gian ngắn”. Không nên nghe nhạc liên tục trong thời gian quá dài. Nghe nhạc trong thời gian dài, không chỉ ảnh hưởng thính giác, mà còn ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần, tâm lý.

Nhạc không lời lại khiến người nghe dễ lú lẫn hơn nhạc có lời

Thể loại nhạc khác nhau, cũng tác động lên tâm lý người nghe khác nhau. Nhạc có lời, thì bức tranh chính được miêu tả bằng lời ca. Nhạc không lời, toàn bộ bài nhạc là một bức tranh. Vì vậy nhạc có lời thường không hút hồn người nghe bằng các thể loại nhạc không lời, khi nghe tỉnh táo hơn, bạn cũng có thể hát theo. Nhưng nhạc không lời lại khiến người nghe dễ lú lẫn hơn nhạc có lời, người nghe chỉ im lặng nghe, dễ dẫn đến hôn trầm, mơ màng hơn.

Tác động tích cực của âm nhạc

Tuy tác dụng phụ tiêu cực của âm nhạc, âm thanh nhiều như vậy. Nhưng khoa học đã chứng minh, nếu đặt bạn vào căn phòng cách âm hoàn toàn, Kỷ lục thế giới một người có thể chịu đựng nổi là 45 phút. Trong 45 phút không có âm thanh, con người dần nghe tiếng lục phủ ngũ tạng, tim gan mình to dần, mất thăng bằng vì không còn âm thanh nào để định hướng tâm trí, dẫn đến ảo giác, rồi hôn mê bất tỉnh.

Trong thực tế, sáng sớm nghe gà gáy, chim hót, có thể giúp tâm trí hưng phấn hơn cho một ngày mới. Hay vài lời thân thương cũng có tác dụng xóa tan mệt nhọc sau một ngày làm việc. Hay chợt một chiều nghe tiếng sấm rền đồng vọng vang trời, nghe mưa ca hát ngoài hiên, có thể lôi bạn về vùng ký ức xưa cũ nào đó. Tiếng trống trận giúp binh lính xung mãn, kích thích thần kinh cao độ trước khi lâm trận…

Âm nhạc, âm thanh là bất tử

Âm thanh, âm nhạc không mang tính chất nào trong nó. Mà tính trạng âm nhạc chỉ xuất hiện từ bên trong mỗi người nghe. Cùng một loại nhạc, người thấy thích, người không thích, người thấy sợ, người thấy xung… Sử dụng âm thanh, âm nhạc sao cho phù hợp, là nhu cầu thực tiễn trong thời đại văn hóa thế giới giao thoa, ngày càng văn minh, tiến bộ, thời đại âm thanh truyền qua một cú click chuột như hiện nay.

Thời xưa, muốn nghe nhạc phải có đủ vài chục người cho dàn giao hưởng, cộng thêm vị nhạc trưởng, mới có nhạc cho dân chúng nghe. Thời ấy, được nghe nhạc chỉ có dân “quý tộc thượng lưu” là vì vậy. Thời nay, ai cũng là thượng đế, nên cả dàn nhạc nằm gọn trong cái usb, và bạn là người nhạc trưởng của chính mình. Bạn có thể gặp Mozart hay Metallica tại bất cứ nơi nào bạn muốn. Nhiều khi không muốn cũng vô tình gặp.

Ở đâu có sự sống, ở đó có âm thanh. Nơi không có âm thanh, sự sống không tồn tại.

Âm nhạc, âm thanh nói chung không do ai sinh ra, cũng không do ai mà biến mất. Không sinh, không diệt, nên ông bà gọi là “Xướng Ca Vô Loài”. Mọi loài đều phải sinh ra và chết đi. Âm nhạc, âm thanh là bất tử. Người chơi nhạc sinh ra rồi mất đi. Lời ca đời nào hát cũng y vậy, bản thu âm chỉ là sóng âm, văn bản nhạc chỉ là tờ giấy, không mang sức sống nào bên trong chúng, nên cũng không bao giờ chết. Ở đâu có sự sống, ở đó có âm thanh. Nơi không có âm thanh, sự sống không tồn tại.

Âm thanh có thể làm vỡ nát vật chất, có thể làm điên loạn người nghe, âm thanh cũng có thể làm con tim phải bật khóc, có thể hàn gắn mọi vết thương tâm hồn, có thể tạo ra năng lượng bên trong người nghe, vừa là công cụ hữu ích, vừa là vũ khí vô hình. Tùy cách bạn sử dụng âm nhạc, sẽ biến nó thành món giải trí cho mình, hay từ karaoke gia đình mà cả xóm cũng phải nghe theo. Sử dụng giọng nói lớn có thể tạo độ trấn áp tinh thần người khác. Nhưng nói lớn lâu ngày dễ sinh bệnh lãng tai…

Sữa cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ. Âm nhạc, lời ru tiếng hát, là nguồn dưỡng chất cho tâm hồn mỗi đứa trẻ. Khi ra đi, âm nhạc cũng sẽ tiễn đưa một người và xoa dịu những người ở lại. Sử dụng âm nhạc phù hợp sẽ tăng chất lượng cuộc sống. Bị âm nhạc nhạc sử dụng, chất lượng tâm hồn cũng bị giảm theo.
 
Trở lên trên