Làm sao để nghe được nhạc Lossless trên PC, laptop?
- File nhạc Lossless là gì ?
- Các định dạng của Losslesss
- Làm thế nào để nghe được nhạc Lossless tren PC hoặc Laptop?
File nhạc Lossless là gì ?
File nhạc Lossless là gì ?
File tài liệu được bạn nén sau khi qua Zip hoac Rar sẽ trở nên nhỏ hơn rất nhiều nhưng khi người nhận nhận đc file, họ sẽ giải nén và có được file tài liệu gốc mà bạn đã tạo. Vậy Zip va Rar đã làm gì? Nói đơn giản, đó là những thuật toán nhằm tìm ra những quy luật lặp của dữ liệu từ đó tìm 1 cách hiển thị khác tối ưu hơn, tốn ít dữ liệu hơn. (ví dụ ta có chuỗi: aaaaa bbbbbbb aaa 11111 , bạn thấy rằng cách diễn giải tốt hơn nhiều mà tốn ít chữ hơn là ax5 bx7 ax3 1x5). Đấy là 1 ví dụ rất đơn giản để bạn hiểu, còn thì nó phức tạp hơn rất nhiều. Như vậy khi người nhận nhận file và giải nén, Zip và Rar đóng nhiệm vụ sử dụng những chuỗi dữ liệu nén đấy tập hợp và tạo lại file gốc ban đầu.
Đó cũng là mục đích của định dạng âm thanh nén không mất dữ liệu (lossess compression). Với cấu trúc trên của zip hoặc rar thì bạn có thể thấy rõ ràng đối với lossless audio nó lấy đầu vào là âm thanh gốc của CD, cố gắng tìm ra những quy luật âm thanh và nén nó lại. Việc nén lại này là không cao vì dữ liệu âm thanh rất đa dạng và sử dụng nhiều dữ liệu. Hiện tại mức độ nén cao nhất có thể của kĩ thuật nén không mất dữ liệu là bằng khoảng 1/3 dung lượng của âm thanh gốc, còn thông thường sẽ là 1/2. Do đó mỗi album lossless sẽ có dung lượng khoảng 200 đến 300 Mb.
Khi giải nén hoặc khi nghe lossless điều chắc chắn ta đạt được đó chính là tín hiệu gốc của âm thanh CD (44.1Khz, 16bit, 1411Kbps) . Điều này là cứu cánh cho mọi người yêu âm nhạc luôn đòi hỏi âm thanh trung thực nhưng không có điều kiện có CD gốc hoặc muốn sử dụng máy tính làm nơi lưu trữ albums.
Các định dạng lossless:
- FLAC: Free lossless audio codec: là một định dạng khá được ưa chuộng hiện nay và cũng có khá nhìu máy nghe nhạc hỗ trợ định dạng này, việc giải mã flac không phụ thuộc vào quá trình mã hóa, tức là mã hóa chậm nhưng giải mã vẫn khá nhanh, flac hiện nay có 9 level chia theo mức độ từ 0-8, và bitrate giao động trong khoảng 600- 1100 kbps, ở level càng cao thì thời gian mã hóa càng lâu để dung lượng giảm xuống.Có lẽ các bạn sẽ nói dung lượng và bitrate giảm thì chất lượng sẽ giảm chứ. Không, nó như kiểu nén file với winrar, file nén nhỏ đi rất ít nhưng vấn phục hồi nguyên gốc của file ban đầu, flac cũng vậy, chúng ta vẫn khôi phục được về wav để ghi đĩa mà không mất đi dữ liệu như mp3.
- APE: Monkey's audio: Đây cũng là định dạng lossless thông dụng, tuy nhiên nó chưa phổ biến trên các máy mp3 bằng flac vì một chip âm thanh giải mã mp3 là hiển nhiên và việc giải mã flac không phức tạp hơn mp3 bao nhiêu, vì thế chẳng ngại gì mà các nhà sản xuất không đưa flac vào chip âm thanh, với APE thì khó hơn, hiện nay các máy cowon và sansa có hỗ trợ APE.
- ALAC còn gọi là M4A - định dạng nhạc nén của Apple: Định dạng này được sáng lập bởi apple, dành riêng cho các thiết bị của họ, sau này nó trở nên phổ biến hơn khi được sử dụng trên các thiết bị của hãng khác, tuy nhiên vẫn không phổ biến như flac hay Ape.
FLAC khác gì APE ? Điều này cũng giống nhu bạn so sanh Zip với Rar ở chỗ thằng nào cũng lossless nhưng giải thuật và hãng tạo nên là khác nhau, độ phức tạp của ape hơn flac. Hiện tại Flac đang thắng thế, maximum compression của Flac vào khoảng 1/2 file wave gốc. Nhưng cần nhắc lại rằng chất lượng của nó là như nhau và bằng file gốc.
Còn vài định dạng không thông dụng và rất ít gặp nên không được đề cập đến, chỉ nói tới những định dạng chúng ta hay gặp trên mạng và hay dùng mà thôi.
Làm sao để nghe được nhạc Lossless trên PC, laptop?
Phần mềm nghe nhạc Foobar 2000
|
Chú ý: ( sưu tầm một bác khá già làng bên VOZ) :
có 1 sự thật ta phải chấp nhận đó là đừng xài máy tính để nghe nhạc nếu muốn nghe sự khác biệt. Với soundcard bình thường hoặc build-in vào trong board độ noise của âm thanh rất cao vì PC hay thậm chí laptop là một thiên đường tạo ra Noise với vô số linh kiện điện tử. Muốn loại trừ cái này mà vẫn xài Computer thì phải ráng sắm cái external DAC và dùng USB để output raw audio ra xa khỏi pc rồi mới dùng cái box đó để biến nó thành âm thanh. Có thể mới bớt noise.
- Và cũng đừng nghĩ cái player này nghe nhạc hay cái kia thì không. Nó có thể tốt hơn về sự tiện dụng về cách cấu trúc quản lý nhưng output thằng nào cũng giống như thằng nào (trừ sử dụng filter để thay đổi chất lượng nhưng nó là cheat và lợi bất cập hai). Sự khác nhau lớn nhất nằm ở Noise control và DAC nhưng những cái đó không dính gì đến 100% digital của máy tính.
Dân chơi khoái xài Foobar trên Win vì nó cho phép chọc ngoáy và chỉnh sửa bất cứ công đoạn nào từ khi nhận input đến khi ra thành phẩm cuối cùng và vì vậy nó rất thuận lợi cho những người thích drive cái chuỗi decode theo ý mình. Nhưng nếu để default không chính sửa thì nó chẳng khác quái gì cái player bèo nhất trên PC.