CẬP NHẬT

chuyên đề

Làm thế nào

WHAT ?

WHERE

WHO ?

When

Why

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

6 dạng câu hỏi trong cả đời người 5W 1H

Mặt trời lên, rồi xuống, trong cả cuộc đời mình, chúng ta gặp được rất nhiều người, rất nhiều việc khác nhau. Hôm nay có thể bạn gặp người này, mai bạn gặp người khác. Có thể hôm nay bạn gặp việc này, nhưng ngày mai lại có chuyện khác xảy ra.



Cuộc đời của bạn, gia đình của bạn, công việc của bạn, người yêu của bạn, .... rất nhiều rất nhiều người, vật, việc xảy ra, đi ngang qua cuộc đời của mỗi người, nhưng nhìn chung có một thứ là bất biến. Và tất cả những vấn đề trong cả cuộc đời này, bạn đều có thể tóm gọn trong 6 chữ cái tiếng anh dưới đây: 5W + H

Chỉ cần đưa ra câu hỏi,  và tìm kiếm câu trả lời, bạn sẽ phát hiện rất nhiều điều thú vị

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

Làm thế nào để kết nối dây tín hiệu cho dàn karaoke gia đình mini

Hướng dẫn kết nối dây tín hiệu cho dàn âm thanh sân khấu mini. dàn karaoke mixer mini này sử dụng trong diện tích 20 - 100m2. 



Cấu hình :
- Mixer soundcraft MFX 12/2
- dbx 223xl
- lọc dbx 1231
- cục đẩy công suất ATI A7500





Thông Tin nguồn :
__________________________________________________________
Cty Thanh Huy Audio
Đ/c 670 Lũy Bán Bích, P.Tân Thành, Q.Tân Phú
Zalo & điện thoại: 0933 991 244
----------------
Youtube: https://www.youtube.com/c/ATIAudio
Fanpage: https://www.facebook.com/Ctyamthanhanhsangthanhhuy

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Âm thanh CD là gì ?

Âm thanh số đã được tạo ra từ nhiều năm nay. Và cùng với sự phát triển của nó, rất nhiều các loại định dạng âm thanh đã ra đời bởi các hãng nổi tiếng. Vậy tại sao người ta phải tạo ra nhiều loại định dạng âm thanh như vậy???


Trước khi nói về các loại định dạng âm thanh thường gặp, ta cần tìm hiểu một chút về những yếu tố căn bản của định dạng âm thanh. Đầu tiên là “điều biến mã xung” (PCM – Pulse Code Modulation) sau đó ta sẽ đến với các loại định dạng nén.

PCM AUDIO: Nơi mọi thứ bắt đầu

PCM AUDIO

“Điều biến mã xung” (PCM) được tạo ra từ năm 1937 và là tiền thân cho các loại âm thanh analog. PCM được đặc trưng bởi hai thành phần: tần số mẫuđộ dày của bit.
Tần số mẫu (sample rate) cho ta biết số lần biên độ rung mỗi giây của sóng âm thanh, còn độ dày bit (bit depth) thể hiện số lượng bit của thông tin đo được từ mỗi mẫu âm thanh, nó tương ứng với độ phân giải của mỗi bộ dữ liệu âm thanh số.

Âm thanh thực như chúng ta vẫn nghe thấy hàng ngày là một dải tần kéo dài liên tục (analog). Đối với âm thanh số thì lại khác. Để dễ hiểu, chúng ta hãy so sánh nó với hình ảnh số. Trong các đoạn video sử dụng công nghệ số, những gì chúng ta nghĩ là đang vận động hay trôi chảy thực chất chỉ là một chuỗi các hình ảnh tĩnh.

Âm thanh số cũng như vậy. Biên độ của sóng âm thanh không hề “trôi chảy” hay “vận động” mà thay đổi theo những chuẩn nhất định trong một khoảng thời gian cho trước.

Âm thanh CD là gì?


Âm thanh được ghi trên đĩa CD và định dạng file âm thanh WAV được sử dụng chuẩn định dạng pulse-code modulation (PCM ) (tạm dịch là điều biến nhịp, nghĩa là trong analog ta thấy 1 tần số sin diễn tả âm thanh, nhưng trong kĩ thuật số ta không thể có sóng sine mà người ta sử dụng những nhịp đập cao thấp khác nhau 1 cách liên tục để diễn tả gần đúng nhất hình dạng sóng sin) . Đây là những tín hiệu âm thanh gốc và hoàn toàn không được nén.

Theo chuẩn PCM, mỗi giây âm thanh được lấy mẫu với tần số lấy mẫu 44.1KHz, và mỗi mẫu được diễn tả bởi 16 bit dữ liệu. Có nghĩa là trong 1 phút nhạc/âm thanh ta có:

44100 đợt lấy mẫu
x 2 kênh trái phải
x 2 bytes (16 bit = 2 bytes)
x 60 giây
= 10.584.000 bytes
= 10.1 Mb

Như ta đã biết, 1 CD thường có dung lượng là 750Mb, hoặc lưu được 74 phút nhạc. Vì thế nếu bạn nhân con số 10Mb của mỗi phút nhạc cho 74 bạn sẽ thấy rõ tại sao CD nó lại như vậy.

Như vậy tóm lại, 1 giây của âm thanh gốc sẽ có bitrate là 1411kbps <- xin bạn chú ý số này.

Hoạt động của việc ghi CD nhạc


Như đã đề cập, định dạng âm thanh của CD là PCM 1411kbps. Và đầu vào của nó cũng phải ở định dạng PCM 1411kbps. Do đó khi ta ghi 1 CD nhạc việc đầu tiên của 1 trình ghi đĩa là nó phải convert (chuyển) bất kì định dạng cho vào ra WAV , bất kể nó là mp3 hay ape, lossy hay lossless. Đó là lí do vì sao mà ngoài mp3 thường được hỗ trợ sẵn, đối với các định dạng âm thanh khác ta phải cần plugin cho trình ghi đĩa mới có thể ghi được.

Như thế bất kì định dạng nhập vào là gì trước khi ghi ra đĩa ta sẽ có 1 dữ liệu âm thanh định dạng WAV, mà WAV thì luôn là PCM 1411kbps. Cho nên dù dữ liệu vào "xấu" hay "đẹp" nó cũng sẽ đc cho mặc 1 cái áo được dệt bởi 1411 kí sợi để ghi ra CD. Tại sao cùng 1 album, ta có 2 định dạng mp3 và ape , mp3 chỉ 50Mb, ape đến 200Mb mà ghi ra đĩa vẫn đầy, vẫn cùng ngần đấy phút nhạc? bạn đã có câu trả lời tại sao.

Hoạt động của việc nén CD nhạc

Như vậy sau khi ghi ra CD 1 rổ dữ liệu "xấu" đấy, nếu bạn sử dụng nó để đọc trong máy sẽ vẫn thấy rằng bitrate của nó là 1411kbps . Tiếp theo nếu bạn sữ dụng software để rip CD này và xác định bitrate là 320 hay cao hơn đi nữa thì nó sẽ vẫn thực hiện công việc nén 1411kbps dữ liệu "xấu" đấy trở thành 320. Nhưng cũng phải nói thêm rằng dù nén 320kbps nhưng đữ liệu "xấu" của bạn sẽ càng trở nến xấu hơn vì chính trong lúc nén ở 320kbps, nó sẽ tiếp tục bị mất tiếp dữ liệu. Đã xấu lại càng xấu . Vậy theo lí thuyết bài trước, để giữ nguyên độ "xấu" gốc bạn chỉ có cách nén ở định dạng lossless không mất dữ liệu ... "xấu".

Phần lớn, hay không muốn nói là tất cả những đĩa nhạc sao chép (cả nhạc Việt lẫn nhạc ngoại) mà ta thấy ngoài tiệm đều là ghi ra đĩa với nguồn là mp3 trong máy tính. Bạn có rip với bất kì định dạng nào thì chất lượng vẫn là hàng phế phẩm, không nói gì chất lượng CD, mà chất lượng âm thanh không thể nào bằng đĩa gốc.

Vậy với lossless nó sẽ thế nào ? Cũng vẫn thế, nhưng khi ape được trình ghi đĩa giải nén ra wav ta sẽ có lại dữ liệu đẹp ban đầu ở 1411kbps, tạo ra 1 đĩa CD chuẩn ở 1411kbps, rồi ta lại rip lossless, rồi lại ghi ra. Cho dù bao nhiêu lần đi nữa thì dữ liệu vẫn (có thể) được giữ nguyên. Nói có thể là vì nó còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng CD, chất lượng đầu đọc, 2 thứ đấy có đảm bảo được cho sự an toàn, hoàn chỉnh của dữ liệu khi ghi và đọc hay không. Vì thế mà người ta luôn nói là với CD thì phải là TDK, ổ đĩa thì phải là Plextor, hơn nữa khi ghi hay đọc thì chỉ ở tốc độ 1x, vâng 1x, như thế mới giảm thiểu tối đa số lỗi đọc ghi.

Công nghệ ghi đĩa và loại đĩa đc sử dụng là rất quan trọng do đó đĩa hiệu mới đắt như vậy. Ngoài ra còn có đủ loại đĩa dành cho dân audiophile như đĩa vàng, đĩa thủy tinh. Công nghệ thì có XRCD, DCC, Chesky, MFSL ,... rất rất nhiều . Sự khác nhau của họ là cách thức xử lý tín hiệu gốc đạt đến độ hoàn chỉnh, sau đó sử dụng công nghệ máy móc được phát triển riêng để ghi lên đĩa đặc hiệu, máy ghi đĩa luôn đảm bảo rằng không có lỗi xảy ra, dữ liệu không bi nhiễu, và khi ghi lên bề mặt đĩa đạt đc hiệu quả tối ưu.

Tổng kết

Bài viết này với mục đích định nghĩa được sự khác nhau giữa 3 định dạng   file âm thanh WAV, FLAC và MP3. Định dạng file .wav, .flac và .mp3 không những là 3 định dạng khác nhau của các file âm thanh được lưu trữ trên máy tính mà còn đại diện cho 3 cách lưu trữ âm thanh khác nhau, không nén (uncompressed), nén nhưng bảo toàn nội dung (lossless) và nén không bảo toàn nội dung (lossy).

-WAV là dạng file âm thanh không nén

-Flac là dạng âm thanh nén nhưng không mất dữ liệu

-Mp3 là dạng âm thanh nén bị mất dữ liệu


Vậy thì nên lưu lại các file âm thanh theo định dạng nào? Điều này còn tùy vào việc bạn muốn nghe âm thanh như thế nào, bạn đòi hỏi chất lượng âm thanh ra sao và một điểm quan trọng nữa là thiết bị phát âm thanh của bạn (loa, headphone…) đáp ứng được tới đâu. MP3 nhìn chung đáp ứng được yêu cầu đại chúng, thế nhưng nếu bạn muốn nghe nhạc chất lượng cao, bạn là người có khả năng thẩm âm tốt và bạn có một dàn loa xịn để nghe nhạc thì chả tội gì không sử dụng FLAC và các định dạng tương tự cả. Vấn đề là bạn có cảm nhận được sự khác nhau của ba định dạng này không?   Nó khác nhau đủ cho bạn cảm nhận được nếu:

- Bạn nghe loại nhạc có sự thay đổi lớn hay đột ngột về âm sắc nhạc cũ, các quãng lên xuống bất thường. Rõ rang nhất là nhạc jazz hay giao hưởng.
- Bạn có 1 giàn âm thanh đủ tốt, Xin đừng test bằng headphone rẻ tiền.

- Lỗ tai của những người nhạy cảm sẽ có cảm nhận tốt hơn so với lỗ tai của người bình thường.

 Nếu bạn không phân  biệt hoặc không cảm nhận được sự hay - dở của các định dạng khác nhau, hoặc tệ hơn là không cảm nhận được cái hay - dở của nén thấp với nén cao thì giải pháp tốt nhất vẫn là: "Càng ít càng tốt" hoặc "càng nhỏ càng đỡ tốn"

Nếu bạn cảm nhận được, cảm thấy khó chịu khi nghe những bản nhạc chất lượng thấp và khoái lossless thì bạn đã bước vào thế giới của Audiophile, và cũng đồng nghĩa bạn sẽ mất khá nhiều tiền cho đam mê này của mình ^^

Làm sao để nghe được nhạc Lossless trên PC và Laptop?

Làm sao để nghe được nhạc Lossless trên PC, laptop? 


Khi một ngày đẹp trời, người bạn gửi đến bạn một file âm thanh Lossless. Rất nhiều người đã phải bậc thốt lên hoặc lên google search hướng dẫn để mở file nhạc Lossless tren PC hoặc Laptop. Trong bài viết này, mình sẽ giúp bạn trả lời "làm sao để nghe được nhạc Lossless trên PC và Laptop ?"


File nhạc Lossless là gì ?

File nhạc Lossless là gì ?

Trong công việc hàng ngày với máy tính, hẳn không ít lần bạn đã nén 1 file tài liệu gửi cho đồng nghiệp. Có thể bạn đã sử dụng Zip hoặc Rar làm định dạng nén.

File tài liệu được bạn nén sau khi qua Zip hoac Rar sẽ trở nên nhỏ hơn rất nhiều nhưng khi người nhận nhận đc file, họ sẽ giải nén và có được file tài liệu gốc mà bạn đã tạo. Vậy Zip va Rar đã làm gì? Nói đơn giản, đó là những thuật toán nhằm tìm ra những quy luật lặp của dữ liệu từ đó tìm 1 cách hiển thị khác tối ưu hơn, tốn ít dữ liệu hơn. (ví dụ ta có chuỗi: aaaaa bbbbbbb aaa 11111 , bạn thấy rằng cách diễn giải tốt hơn nhiều mà tốn ít chữ hơn là ax5 bx7 ax3 1x5). Đấy là 1 ví dụ rất đơn giản để bạn hiểu, còn thì nó phức tạp hơn rất nhiều. Như vậy khi người nhận nhận file và giải nén, Zip và Rar đóng nhiệm vụ sử dụng những chuỗi dữ liệu nén đấy tập hợp và tạo lại file gốc ban đầu.

Đó cũng là mục đích của định dạng âm thanh nén không mất dữ liệu (lossess compression). Với cấu trúc trên của zip hoặc rar thì bạn có thể thấy rõ ràng đối với lossless audio nó lấy đầu vào là âm thanh gốc của CD, cố gắng tìm ra những quy luật âm thanh và nén nó lại. Việc nén lại này là không cao vì dữ liệu âm thanh rất đa dạng và sử dụng nhiều dữ liệu. Hiện tại mức độ nén cao nhất có thể của kĩ thuật nén không mất dữ liệu là bằng khoảng 1/3 dung lượng của âm thanh gốc, còn thông thường sẽ là 1/2. Do đó mỗi album lossless sẽ có dung lượng khoảng 200 đến 300 Mb.

Khi giải nén hoặc khi nghe lossless điều chắc chắn ta đạt được đó chính là tín hiệu gốc của âm thanh CD (44.1Khz, 16bit, 1411Kbps) . Điều này là cứu cánh cho mọi người yêu âm nhạc luôn đòi hỏi âm thanh trung thực nhưng không có điều kiện có CD gốc hoặc muốn sử dụng máy tính làm nơi lưu trữ albums.

Các định dạng lossless:

FLAC: Free lossless audio codec: là một định dạng khá được ưa chuộng hiện nay và cũng có khá nhìu máy nghe nhạc hỗ trợ định dạng này, việc giải mã flac không phụ thuộc vào quá trình mã hóa, tức là mã hóa chậm nhưng giải mã vẫn khá nhanh, flac hiện nay có 9 level chia theo mức độ từ 0-8, và bitrate giao động trong khoảng 600- 1100 kbps, ở level càng cao thì thời gian mã hóa càng lâu để dung lượng giảm xuống.
Có lẽ các bạn sẽ nói dung lượng và bitrate giảm thì chất lượng sẽ giảm chứ. Không, nó như kiểu nén file với winrar, file nén nhỏ đi rất ít nhưng vấn phục hồi nguyên gốc của file ban đầu, flac cũng vậy, chúng ta vẫn khôi phục được về wav để ghi đĩa mà không mất đi dữ liệu như mp3.

APE: Monkey's audio: Đây cũng là định dạng lossless thông dụng, tuy nhiên nó chưa phổ biến trên các máy mp3 bằng flac vì một chip âm thanh giải mã mp3 là hiển nhiên và việc giải mã flac không phức tạp hơn mp3 bao nhiêu, vì thế chẳng ngại gì mà các nhà sản xuất không đưa flac vào chip âm thanh, với APE thì khó hơn, hiện nay các máy cowon và sansa có hỗ trợ APE.

ALAC còn gọi là M4A - định dạng nhạc nén của Apple: Định dạng này được sáng lập bởi apple, dành riêng cho các thiết bị của họ, sau này nó trở nên phổ biến hơn khi được sử dụng trên các thiết bị của hãng khác, tuy nhiên vẫn không phổ biến như flac hay Ape.

FLAC khác gì APE ? Điều này cũng giống nhu bạn so sanh Zip với Rar ở chỗ thằng nào cũng lossless nhưng giải thuật và hãng tạo nên là khác nhau, độ phức tạp của ape hơn flac. Hiện tại Flac đang thắng thế, maximum compression của Flac vào khoảng 1/2 file wave gốc. Nhưng cần nhắc lại rằng chất lượng của nó là như nhau và bằng file gốc.

Còn vài định dạng không thông dụng và rất ít gặp nên không được đề cập đến, chỉ nói tới những định dạng chúng ta hay gặp trên mạng và hay dùng mà thôi.

Làm sao để nghe được nhạc Lossless trên PC, laptop?

Phần mềm nghe nhạc Foobar 2000

Foobar2000 dù trình diện rất đơn giản nhưng được xếp vào hạng Audiophile - PC,  thậm chí thật ko quá khi nói nó là phần mềm playback audio trên PC hay nhất hiện nay. Và đặc biệt, nó có thể rip từ loseless -> lossy với biterate cao ngất ngưỡng ( max khoảng 400kbps - VBR, 512kbps - ABR). Vì vậy, nên dùng F2k khi nghe hoặc rip audio bởi: đơn giản- dể dùng- hay - miễn phí.

Chú ý: ( sưu tầm một bác khá già làng bên VOZ) :
có 1 sự thật ta phải chấp nhận đó là đừng xài máy tính để nghe nhạc nếu muốn nghe sự khác biệt. Với soundcard bình thường hoặc build-in vào trong board độ noise của âm thanh rất cao vì PC hay thậm chí laptop là một thiên đường tạo ra Noise với vô số linh kiện điện tử. Muốn loại trừ cái này mà vẫn xài Computer thì phải ráng sắm cái external DAC và dùng USB để output raw audio ra xa khỏi pc rồi mới dùng cái box đó để biến nó thành âm thanh. Có thể mới bớt noise.

- Và cũng đừng nghĩ cái player này nghe nhạc hay cái kia thì không. Nó có thể tốt hơn về sự tiện dụng về cách cấu trúc quản lý nhưng output thằng nào cũng giống như thằng nào (trừ sử dụng filter để thay đổi chất lượng nhưng nó là cheat và lợi bất cập hai). Sự khác nhau lớn nhất nằm ở Noise control và DAC nhưng những cái đó không dính gì đến 100% digital của máy tính.

Dân chơi khoái xài Foobar trên Win vì nó cho phép chọc ngoáy và chỉnh sửa bất cứ công đoạn nào từ khi nhận input đến khi ra thành phẩm cuối cùng và vì vậy nó rất thuận lợi cho những người thích drive cái chuỗi decode theo ý mình. Nhưng nếu để default không chính sửa thì nó chẳng khác quái gì cái player bèo nhất trên PC.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Hệ Thống Thanh Âm Cơ Bản Gồm Những Gì ?

Hệ Thống Thanh Âm Cơ Bản Gồm Những Gì ?


Dàn âm thanh gồm những thiết bị gì ? 
Bao gồm những thiết bị chính sau - và các thiết bị cũng để nối lần lượt theo từng mục như thứ tự được đưa ra dưới đây!

Hệ thống gồm :



1. Bộ phát tín hiệu âm thanh: (ampli karaoke, Đầu karaoke, điện thoại)

Là các thiết bị ngoại vi có đường sound line out như đầu VCD, đầu CD, MD, micro, điện thoai,...




2. Bộ trộn tín hiệu âm thanh:
 Còn được gọi là Mixer, có công dụng điều khiển âm thanh, trên đó có rất nhiều các nút vặn, các fader - cần gạt thay đổi trở kháng, độ to nhỏ,..., các giác cắm...
Mixer CMS 1600

3. Bộ điều chỉnh tần số âm thanh (Equalizer):

Sau khi tín hiệu âm thanh qua bàn mixer sẽ được đưa xuống bộ điều chỉnh tần số âm thanh. Bộ này có tác dụng chính là cắt những tần số dư thừa, nhiễu hoặc không thích dùng.... Đặc biệt, trong các show chuyên nghiệp, có thể có nhiều equalizer. Ngoài ra, do có thể tinh chỉnh tần số, nên có thể dùng để cắt tiếng hú của mic, hoặc nâng dải tần âm thanh cho các thiết bị khác


4. Bộ phân tần âm thanh ra loa (Crosserver):
 Tên như ý nghĩa, đây là thiết bị dùng để phân tần âm thanh nào cho ra loại loa nào. Tùy thuộc vào loa của bạn mà cắm giắc.

5. Bộ nén âm thanh (Compresser):

Ngược lại Crosserver, bộ nén âm thanh có tác dụng kìm chế tần số âm thanh, vừa bảo vệ loa, vừa tạo cảm giác dễ chịu cho người nghe (vì âm thanh phát ra gần như đều khi mà có những tần số âm thanh quá mạnh phát ra).

6. Bộ kích hoạt âm tần (Ampli Jarguar):

Đây là giai đoạn sau cùng để cho âm thanh có thể tác động vào tai chúng ta được, đó là phải kích thích cho tần số âm thanh đủ các điều kiện cơ bản để phát ra loa tương thích.  Điểm đáng lưu ý nhất là bạn cần phải nhớ ampli và loại loa sử dụng phải phù hợp với nhau về tần số phát và tần số nhận. Đồng thời, khoảng cách giữa ampli và loa cần phải là ngắn nhất, vì nếu để xa nhau quá thì không có lợi cho âm thanh phát ra.
Cục đẩy công suất


7. Loa
Đây là thiết bị quan trọng nhất của hệ thống âm thanh, là nơi phát ra âm thanh của dàn âm thanh. Tập trung đến 40% giá trị của nguyên hệ thống âm thanh. Tùy thuộc vào nhu cầu và không gian mà bạn có thể lựa chọn loại loa tương ứng
loa ATI

Ví dụ dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp :




Tóm lại, đây là các thiết bị cần thiết cho một hệ thống thanh âm cơ bản, ngoài ra còn có các thiết bị khác nhau như vang cơ, vang số,... Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính của bạn mà có thể thêm hoặc bớt các thiết bị. Trong trường hợp bạn cần tư vấn để chọn dàn karaoke tihchs hợp bản thân, vui lòng liên hệ công ty Thanh Huy Audio.

Cty Thanh Huy Audio
Đ/c 670 Lũy Bán Bích, P.Tân Thành, Q.Tân Phú
Zalo & điện thoại: 0933 991 244
----------------
Youtube: https://www.youtube.com/c/ATIAudio
Fanpage: https://www.facebook.com/Ctyamthanhanhsangthanhhuy

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Cần chuẩn bị gì trước khi mua đồ về âm thanh

Cần chuẩn bị gì trước khi mua đồ về âm thanh

Vấn đề này không hề mới, và những điều mình viết trong blog này mang thuộc tính góc nhìn của cá nhân. Nếu các lão làng có đọc được, nếu sơ sót hay cần bổ sung điều gì thì hãy bình loạn bên dưới, vì đây hoàn toàn là chia sẻ mang thuộc tính xây dưng. Bạn có góp đá xây nhà hay chỉ trích thì tôi mới hoàn thiện lên được.

Mục lục:
1. Lập Trường vững chắc

Đừng bao giờ tin vào những bài đánh giá sản phẩm trên mạng!!!


Review (đánh giá) chỉ mang thuộc tính tham khảo chứ bạn đừng tin. Kể cả những ông thần trên mạng. tại sao mình nói chỉ tham khảo chứ không tin vì họ Review theo đôi tai của họ chứ không phải đôi tai của bạn. Những thứ gì bạn đọc được trên mạng khi muốn biết thông tin chi tiết về sản phẩm thì hãy xem nó là tham khảo thôi.


Trong thời buổi công nghệ thông tin thì anh hùng bàn phím là rất rất nhiều, bạn có tin được rằng khi tôi nói: 10 người trả lời nhưng chỉ 1 người là thực sự nghe và hiểu. Những người còn lại họ thì 50/50, họ chỉ nghe người khác nói lại và họ nói truyền đạt lại một cách rất hùng hồn. Và những người kiểu này đông như quân mông nguyên ấy.!!!

2. Tâm lý khi mua sản phẩm


Thực tế chứng minh, khi bạn vui hoặc buồn bạn thường có những quyết định nhanh chóng, và đa phần là sau đó bạn sẻ thấy tiếc cho quyết định của mình. Nghe qua có vẻ là lạ nhưng điều này cực kỳ trọng yếu khi bạn đi mua thiết bị âm thanh. Bạn mang một tâm lý ý thức thoải mái khi đi mua hàng giúp bạn cảm nhận được chuẩn xác hơn rất nhiều những gì bạn đang nghe so với một tâm lý đang ở trong trạng thái không bình thường ( đang vui, buồn, hoặc lo lắng,....). Điều này sẽ ít người làm được vì thực ra làm gì có thời gian mà đi mua vào lúc tâm lý thoải mái. Nhưng nếu được thì cứ cố.


3. Nơi sản xuất


Bạn có biết hơn 90% các mặt hàng điện tử đang lưu hành trên toàn thế giới là Made In China. Xin nhắc lại lần nữa là hơn 90%, nhưng có bạn cần phải lưu ý rằng "không phải hàng Made In China nào cũng là hàng kém" Khác nhau độc nhất giữa made in china hay made in châu âu của cùng 1 hãng là sự kiểm duyệt ở các nước Châu Âu sẽ kỹ lưỡng hơn rất nhiều so với ở China. Tuy nhiên, mặc dù sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc nhưng vẫn do bộ phận quản lý chất lượng của hãng kiểm tra, nên các bạn cứ yên tâm về chất lượng sản xuất nhé.

4. Chọn nơi mua hàng


Có một điều phổ biến là mọi người sau khi tìm được sản phẩm mình dự định mua thì tiếp theo là sẽ soát xem chỗ mình định mua hàng có bị dính scandal không!

Có vẻ như bạn nghỉ đó là đều cần thiết nhưng bạn phải biết rằng không một nhà phân phối hoặc 1 đại lý bán buôn nào "to" mà không bị dính scandal cả. Nguyên nhân có thể là do chính bên đó dính hoặc có thể do đối thủ của bên đó "tốt" bụng cho thêm.



Nếu bạn quan tâm đến scandal thì xin hãy quan tâm đến: " Bên đó giải quyết scandal như thế nào". vì scandal là do viên chức gây ra, nhìn vào cách giải quyết scandal ta mới đánh giá được bản tính của công ty, cửa hàng đó.

5. So sánh sản phẩm


Khi các bạn đem đôi tai của mình để đi mua đồ âm thanh. Bạn hãy so sánh các sản phẩm cùng loại với nhau. thí dụ loa vi tính thì hãy so với loa vi tính, tai nghe full size thì so với full size. loa full thì so với loa full


tại sao tôi lại nói đến điều này, rất nhiều, rất rất nhiều người khi đi mua hàng hay có kiểu so sánh như này: Họ so sánh giữa loa dân dụng và loa vi tính, cụ thể họ nói họ nghe quen dàn của họ ở nhà, giờ nghe loa vi tính cứ thây sao sao. Hoặc người đi so tai nghe với loa, hoặc so tai nghe In - ear ( nhét vào trong tai) so với tai full size.....

6. Thái độ của người bán đối với khách hàng


Điều mình muốn nhắc đến là sự tôn trọng đối với người bán hàng. Các độc giả đến đây có thể cười nhưng vì thời đại này khách hàng là thượng đế ..blo..bla.. Nhưng thực thụ nếu người bán hàng họ cảm giác được người mua hàng quý trọng thì họ sẽ tham vấn cho bạn theo cách nhiệt liệt nhất đúng với gu nhạc của bạn.

7. Trang bị


Bạn nên chuẩn bị sẵn nhạc của mình ở nhà trước khi đến để nghe thử. Nên chuẩn bị vài bài chứ không nên chỉ một bài, đúng với gu nhạc mình hay nghe. Nếu bạn hay nghe trên điện thoại thì cứ mang điện thoại của mình đi mà thử loa.


Ngoài ra, khi đến nới mua hàng, bạn nên nghe nhạc mà viên chức bán hàng muốn cho bạn nghe vì chúng đều là bản nhạc chất lượng cực cao khác hẳn với nhạc chất lượng cao khác trôi nổi trên mạng. Mục đích tôi khuyến khích bạn nên nghe nhạc chất lượng cao đó vì chỉ có như thế ta mới có thể biết được rằng sản phẩm mình định mua hay nhất đến mức nào.


Bổ sung thêm cho các bạn là chất âm khi phát ra phụ thuộc vào 3 nhân tố :

30% Nguồn phát (máy nghe nhạc, điện thoại, laptop.. ) + 30% chất lượng bài hát + 30 thiết bị phát (loa, tai nghe ) + 10% các nguyên tố khác.

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Thiết bị cần thiết cho một dàn âm thanh karaoke chuyên nghiệp

Ai cũng biết để có thể thưởng thức được những âm thanh chất lượng cao thì cần có một dàn âm thanh chuyên nghiệp. Nhưng không phải ai cũng biết một dàn âm thanh chuyên nghiệp gồm những thiết bị gì. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn, Thanh Huy Audio giới thiệu các thiết bị cần thiết cho một dàn âm thanh chuyên nghiệp

Xem thêm :

Mục lục :
Cấu tạo dàn âm thanh
Về cơ bản, cần có 7 thiết bị cho một dàn âm thanh như:
  • Thiết bị nguồn - nguồn phát tín hiệu âm thanh
  • Mixer - bàn trộn tín hiệu âm thanh
  • Bộ xử lý tín hiệu
  • Bộ nén âm (Compresser)
  • Bộ kích hoạt âm tần
  • Loa
  • Phụ kiện âm thanh
Sơ đồ kết nối của một dàn âm thanh karaoke chuyên nghiêp.
Thiết bị cần thiết cho một dàn âm thanh karaoke chuyên nghiệp
Thiết bị cần thiết cho một dàn âm thanh karaoke chuyên nghiệp

Thiết bị nguồn - nguồn phát tín hiệu âm thanh

Là các thiết bị đóng vai trò nguồn phát âm thanh, có vai trò cung cấp tín hiệu âm thanh. Ví dụ như Micro, đầu DVD, máy tính hay các loại nhạc cụ âm nhạc như guitar, organ, keyboard,...
Mixer (bàn trộn tín hiệu âm thanh)
Đây chính là linh hồn của hệ thống âm thanh, luôn có mặt trong mọi hệ thống. Với mixer, các kỹ thuật v iên âm thanh sẽ sử dụng các nút vặn hay cần gạt để cho ra âm thanh hoàn hảo nhất
Hiện nay, Mixer được chia làm 2 loại gồm mixer analog và mixer digital.
Đây là thiết bị không thể thiếu đối với dàn âm thanh chuyên nghiệp, nhưng lại không được nhiều người biết đến. Đối với dàn âm thanh nghe nhạc, bộ xử lý giúp thể hiện tốt nhất những dải tần số mà bạn mong muốn người nghe có thể thưởng thức, hoặc đối với các show âm nhạc thì cần có Echo để tạo tiếng vang cho giọng hát.
Bộ nén âm (Compresser)
Compreesor sẽ thiết lập một mức âm lượng trung bình cho tín hiệu âm thanh "được phép" phát ra từ bộ dàn của bạn, nhờ vậy mà âm thanh sẽ đạt hiệu quả cao hơn, không quá to và không quá nhỏ. Ngoài ra trong một số trường hợp khác, compressor cũng có thể giúp giọng hát trở nên hay hơn, có sức sống hơn, thay đổi chất âm cho bản mix trở nên hay hơn...
Bộ kích hoạt âm tần - ampli - cục đẩy công suất main
Hay gọi là ampli, khi âm thanh qua thiết bị này là giai đoạn xử lý âm thanh cuối cùng trước khi được truyền đến loa. Bộ kích hoạt âm tần giúp kích thích tần số âm thanh sao cho để chúng đủ các điều kiện cơ bản mà loa có thể phát ra, khi mua ampli bạn cần phải chú ý chọn loại tương thích với loa về tần số phát và tần số nhận. Khi lắp đặt khoảng cách của ampli và loa cần rút ngắn nhất có thể vì nếu quá xa sẽ gây bất lợi cho âm thanh phát ra.
Trong hệ thống âm thanh, thì ampli đóng vai trò xử lý âm thanh cuối cùng trước khi nó được truyền đến loa. được dùng để khuếch đại tín hiệu điện và những tín hiệu âm thanh phát ra. Khi bạn đưa tín hiệu ban đầu vào amply nó sẽ khuếch đại tín hiệu đó và truyền đến thiết bị phát âm thanh như loa hay tai nghe.
Loa
Loa đóng vai trò là thiết bị phát âm trực tiếp truyền đến tai người nghe, để chọn mua được một bộ loa tốt nhất và phù hợp với dàn âm thanh bạn cần chú ý đến công suất và tần số loa sao cho chúng tương thích với các thiết bị khác và khu vực bố trí loa phù hợp với công suất.
Phụ kiện âm thanh
Phụ kiện âm thanh cần thiết cho một dàn âm thanh rất đa dạng, có thể liệt kê ra những phụ kiện âm thanh cơ bản nhất như : dây dẫn tín hiệu, jack cắm, hộp cáp, chân micro, tử máy,....
Trên đây là các thiết bị cơ bản và cần thiết cho một dàn âm thanh chuyên nghiệp. Vậy là bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi dàn âm thanh chuyên nghiệp gồm những thiết bị gì rồi chứ. Khi chọn mua một dàn âm thanh, bạn cần lưu ý đến các thông số của sản phẩm và thương hiệu, sao cho chúng phải tương thích với nhau. Khi cần tư vấn, bạn có thể liên hệ với đội ngũ kỉ thuật của công ty Thanh Huy Audio để được hỗ trợ tốt nhất.
( bài viết được trích từ Thanh Huy Audio - ATI.Audio )
 
Trở lên trên