CẬP NHẬT

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Căn bản về nhạc lý (phần 6/9)

CUNG và QUÃNG

Cung

Trong 7 tên nốt, khoảng cách cao độ của chúng không đồng đều nhau, có khoảng cách 1 cung, có khoảng cách nửa cung.
Các khoảng cách cao độ được ghi như sau:

*Do ảnh hưởng của dấu hoá nên có 2 loại nửa cung như sau:
a) Nửa cung Diatonic (nửa cung dị):
Là tên gọi nửa cung của 2 nốt nhạc khác tên nhau. Nửa cung Diatonic được tạo ra giữa 2 bậc liền kề nhau của hàng âm.
Ví dụ:

b) Nửa cung Crômatic (nửa cung đồng):
Là tên gọi nửa cung của 2 nốt nhạc cùng tên nhau. Nửa cung Crômatic được tạo ra trong một bậc cơ bản với sự nâng cao hoặc hạ thấp chính nó.
Ví dụ:

Quãng

Quãng là sự liên kết giữa hai hoặc nhiều âm thanh phát ra cùng một lúc (hay phát ra lần lượt). Nốt thấp nhất của quãng gọi là nốt nền, nốt cao của quãng gọi là nốt đỉnh.

Tóm lại : Khoảng cách cao độ giữa hai nốt nhạc được gọi là quãng.
Ví dụ : Nốt Son và nốt La có khoảng cách là quãng 2, nốt Đô với nốt Đô là quãng 1, nốt Rê với nốt Pha là quãng 3...
Có hai loại quãng là quãng giai điệu và quãng hoà thanh
-Quãng giai điệu là quãng mà các nốt nhạc phát ra lần lượt nốt nọ đến nốt kia.
-Quãng hoà thanh là quãng mà các nốt nhạc phát ra đồng thời cùng một lúc.

DẤU NHẮC LẠI – DẤU HỒI TẤU KHUNG THAY ĐỔI

Dấu hồi tấu

Khi có thêm yêu cầu phải diễn lại một phần hoặc toàn bài nhạc, người ta dùng thêm dấu hồi tấu. Dấu hồi tấu được ghi 2 lần.

Khung thay đổi

Khi sử dụng dấu nhắc lại, ở lần 2, nếu có sự thay đổi ở những ô nhịp cuối cùng người ta dùng khung thay đổi.
Lần 1: trình diễn bình thường
Lần 2: đến những ô nhịp trong vùng ảnh hưởng của khung thay đổi 1 ta phải bỏ qua không trình diễn, mà trình diễn qua những ô nhịp trong vùng ảnh hưởng của khung thay đổi 2 trở về sau.

Dấu nhắc lại

Khi có thêm yêu cầu phải diễn lại một phần hoặc toàn bài nhạc, người ta dùng thêm dấu hồi tấu. Dấu hồi tấu được ghi 2 lần.

Dấu co-đa

Khi trình bày lần thứ hai, nếu có yêu cầu phải bỏ bớt phần nào đó người ta dùng dấu Cô-đa. Dấu cô-đa cũng được ghi 2 lần.

HƯỚNG DẪN CÁCH XỬ LÍ KHI GẶP CÁC KÍ HIỆU

Kí hiệu dấu nhắc lại có khung thay đổi


Thứ tự trình diễn như sau: 1-2-3-4-5-6-3-4-5-7-8.

Kí hiệu dấu nhắc lại không có khung thay đổi


Thứ tự trình diễn như sau:1-2-3-4-5-6-3-4-5-6-7-8.

Kí hiệu dấu hồi tấu có dấu cô-đa


Thứ tự trình diễn như sau: 1-2-3-4-5-6-3-4-5-7-8-1-2-3-7-8.

Kí hiệu dấu hồi tấu không có dấu cô-đa


Thứ tự trình diễn như sau: 1-2-3-4-5-6-3-4-5-7-8-1-2-3-4-5-6-3-4-5-7-8.

NHỊP LẤY ĐÀ

Một ô nhịp thông thường thì số lượng phách được qui định bởi số chỉ nhịp (không được ít hơn hoặc nhiều hơn)
Ví dụ:
Nhịp 2/4: mỗi nhịp (ô nhịp) có 2 phách ứng với 2 hình nốt đen;
Nhịp 3/4: mỗi nhịp (ô nhịp) có 3 phách ứng với 3 hình nốt đen;
Nhịp 6/8: mỗi nhịp (ô nhịp) có 6 phách ứng với 6 hình nốt móc đơn;
...
Tuy nhiên có khi ở ô nhịp đầu, do chủ ý của tác giả, bản nhạc được bắt đầu từ một phách yếu, ô nhịp đó không đủ số phách theo qui định. Ô nhịp đó gọi là nhịp lấy đà.
Hãy viết cảm nhận của bạn về bài viết này nhé


0 nhận xét "Căn bản về nhạc lý (phần 6/9)"


 
Trở lên trên