CẬP NHẬT

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Căn bản về nhạc lý (phân 7/9)

GIỌNG HÒA THANH, GIỌNG GIAI ĐIỆU

1. Giọng trưởng hòa thanh là giọng trưởng có âm bậc VI hạ thấp xuống nửa cung so với giọng trưởng tự nhiên.



Vi dụ: Giọng Đô trưởng hòa thanh

2. Giọng thứ hòa thanh là giọng thứ có âm bậc VII tăng lên nửa cung so với giọng thứ tự nhiên.

Ví dụ: Giọng La thứ hòa thanh


3.Giọng trưởng giai điệu là giọng trưởng khi giai điệu đi xuống bậc VI và bậc VII bị giáng xuông nửa cung so với giọng trưởng tự nhiên. Khi giai điệu đi lên các bậc này trở lại bình thường như trong hình thức tự nhiên.

Ví dụ: Giọng Son trưởng giai điệu







4.Giọng thứ giai điệu là giọng thứ khi giai điệu đi lên có âm bậc VI và bậc VII tăng lên nửa cung so với giọng thứ tự nhiên. Khi giai điệu đi xuống, các bậc này trở lại bình thường như trong hình thức tự nhiên.

Ví dụ: Giọng La thứ giai điệu

GAM và GIỌNG

Gam là hệ thống gồm 7 bậc âm tự nhiên được sắp xếp liền bậc trong một quãng 8 (từ chủ âm đến chủ âm)

I – II – III – IV – V – VI – VII – (I)

Giọng trưởng

Các bậc âm trong gam trưởng dùng để xây dựng giai điệu một bài hát, một bản nhạc thì được gọi là giọng trưởng kèm theo tên âm chủ.

Ví dụ bài Thật là hay của Hoàng Lân, được xây dựng trên công thức gam trưởng, gồm các âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si.

Gam trưởng

a)Gam trưởng:
Gam trưởng là hệ thống gồm 7 bậc âm tự nhiên được sắp xếp liền bậc, hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung như sau:

Ví dụ gam Đô trưởng:

Âm ổn định nhất trong gam gọi là âm chủ (bậc I)
Trong gam Đô trưởng, âm chủ là Đô

Gam thứ

Là hệ thống gồm 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc, hình thành trên công thức cung và nửa cung như sau:

Ví dụ: Gam La thứ:

Đoạn bài hát sau được viết ở gam La thứ:

Trong trường hợp này, sử dụng từ Gam hay Giọng đều được!

Giọng Thứ

Các bậc trong gam thứ được sử dụng để xây dựng giai điệu một bài hát hay một bản nhạc, người ta gọi đó là giọng thứ kèm theo tên âm chủ.

Ví dụ: Bài Đường Chúng ta đi (nhạc phim Trung Quốc)
Hãy viết cảm nhận của bạn về bài viết này nhé


0 nhận xét "Căn bản về nhạc lý (phân 7/9)"


 
Trở lên trên