CẬP NHẬT

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Kỹ thuật giảm nhiệt độ của amply

Giải nhiệt là một phần rất quan trọng trong hoạt động của amply. Nếu bộ phận giải nhiệt tốt amply không những chỉ hoạt động tốt mà còn có được độ bền cao.
Vì vậy, trong những năm gần đây chúng ta thấy rất nhiều amply có bộ phận giải nhiệt được đưa ra thị trường. Nhưng làm cách nào để có được một ampli với bộ phận giải nhiệt tốt. Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn kỹ thuật giải nhiệt hiện đại nhất và tốt nhất mà hãng PEAVEY vừa cho ra đời cùng với amply công suất GPS 1500 và GPS 900.

Không khí nén và những phễu nhiệt

Các chuyên viên kỹ thuật của hãng PEAVEY nhận thấy rằng kỹ thuật giải nhiệt thụ động hay giải nhiệt nhờ vào đối lưu không khí đều không thích hợp để giải quyết độ nóng tập trung ở amply. Vì thế các chuyên gia cho rằng giải nhiệt bằng không khí nén là phương pháp tối ưu nhất. Trong khi phân tán nhiệt là trọng tâm của kỹ thuật giải nhiệt thụ động thì ở kỹ thuật giải nhiệt bằng không khí nén, bạn cần phải mang những nguồn nhiệt lại gần nhau để kiểm soát bộ giải nhiệt tốt hơn.

Làm cách nào để mang những nguồn nhiệt lại gần nhau ?

Kỹ thuật trước đây là dùng một “phểu nhiệt” với cấu trúc gồm một quạt hút không khí từ ngoài khung vào một đường dẫn. Không khí mát bên trong đường dẫn này sẽ chảy qua các lá tán nhiệt và hút sức nóng từ những lá tán nhiệt bằng những va chạm. Vì vậy khi không khí thoát ra khỏi phểu sẽ nóng gấp mười lần khi vào.

Các nhà nghiên cứu đã thử đưa ra một giải pháp khác là dùng một phểu tập trung nhiệt độ ở trung tâm, hay hai phểu nóng được điều khiển bởi một quạt. Nhưng gặp phải vấn đề nan giải là: Bởi vì phểu ngắn nên không có sự chênh lệch về nhiệt độ dọc theo chiều dài của nó. Nếu không có sự chênh lệch về nhiệt độ thì khi không khí thoát ra cũng ở cùng nhiệt độ như khi nó vào. Kết quả là sẽ không có không khí nóng nào được chuyển sang không khí mát.

Vấn đề khó khăn trong việc sử dụng không khí nén để làm mát thiết bị là làm cách nào để cân bằng nhiệt độ của thiết bị dọc theo chiều dài của “phểu nhiệt”. Ở những amply công suất cao bạn thường có thói quen nối các thiết bị công suất song song. Vì thế nếu một thiết bị nhận ít không khí mát hơn những cái khác, nó sẽ nóng hơn, giống như một mắc xích yếu nhất trong một chuổi nó sớm đạt đến nhiệt độ cao nhất và hư trước nhất. Kỹ thuật này có thể tạo nên một sự khác biệt to lớn trong toàn bộ quá trình hoạt động của đường ra amply vì bị giới hạn bởi thiết bị nóng nhất đó.

Thậm chí nếu các thiết bị công suất có cùng một đường vào không khí, thì không khí mát sẽ lấy sức nóng khi đi qua những thiết bị đầu tiên và trở nên nóng hơn. Không khí nóng hơn này không thể hút sức nóng tốt ở những thiết bị sau. Giải pháp cho việc cân bằng sự chênh lệch về nhiệt độ trong một phểu nhiệt là điều chỉnh độ dài của máng xả nhiệt.

Thế nhưng việc sản suất những cái phễu đạt chất lượng như thế thì rất khó khăn và phức tạp . Vì vậy những chuyên gia kỹ thuật với hơn 30 năm kinh nghiệm của hãng PEAVEY đã tìm ra một giải pháp tốt hơn. Đó là :

Bộ giải nhiệt TURBO – V

Được sử dụng trong Amply công suất GPS – 900 và GPS - 1500
Bằng cách đẩy hai máng xả nhiệt lại gần nhau tạo nên một hình chữ V thì sự chuyển nhiệt sẽ tăng ở đầu hẹp của chữ V và không khí mát sẽ vào ở đầu rộng của chữ V.

Khi không khí mát di chuyển qua phểu để hút nóng, những vách ngăn của máng tỏa nhiệt sẽ di chuyển lại gần với nhau, gia tăng sự va chạm với không khí. Những va chạm này giúp không khí nóng hơn tỏa ra một lượng nhiệt bằng với lượng nhiệt đã hút trước đó. Lúc này không khí nóng nhất sẽ di chuyển xuống đáy phểu và sự chuyển đổi sức nóng đạt đến mức cao nhất.

Kết quả là tất cả các thiết bị hoạt động gần như ở cùng một nhiệt độ và amply có thể làm việc nhiều hơn trước khi thiết bị công suất trở nên quá nóng.

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

Mạch làm trễ tín hiệu ra loa đơn giản

Đây là mạch điện đơn giản dùng cho "ngắt mở" loa , gọi là mạch làm trễ loa .
Vì mạch nầy ...không có "dò áp loa" , không có xử lý lúc tắt amply, nó chỉ có 1 việc là khi ON amply thì sau tích tắc ...nó mới đưa tín hiệu ra loa .

Mời các bạn xem hình ...

Chế 2 micro dùng chung một lỗ

Đây là mạch điện chế biến từ 1 lỗ micro mà cắm được 2 mic. Có nhược điểm là không chỉnh được trầm/tép riêng biệt cho từng micro. Nhưng kệ, ca hát vui là chính, nhà không có điều kiện phải chấp nhận thôi.

Cách dễ nhất để giảm tép cho tai nghe


Một trong những hiện tượng gây khó chịu cho người dùng tai nghe là các tiếng chói gắt từ high-mid lên tới treble, các vấn đề này xảy ra do cường độ âm thanh trên các dải tần đó bị đẩy lên cao, tạo ra các "đỉnh". Có nhiều cách để giảm bớt những hiện tượng này, nhưng mình vẫn thích sử dụng những phương pháp thật đơn giản, tránh tác động vào driver và cấu trúc buồng âm nguyên bản của tai nghe ( để mai mốt còn thanh khoản được chứ mod cho nhiều vào thì nhìn cái tai nghe không được đẹp ). Chúng ta sẽ cùng tham khảo qua cách đơn giản nhất sau đây. Ví dụ trong bài là HD700 của Sennheiser, cách mod này có thể áp dụng lên một vài tai nghe khác, tất nhiên là nếu bạn khéo tay.

Đây là 4 bộ lọc dùng để thử trong bài. Bộ lọc 1 và 2 rất mỏng và thoáng khí, bạn mua cái khẩu trang y tế, lấy dao lam cắt ra. Filter 3 và 4 cũng tương tự với chất liệu gần giống Tyvek, một loại giấy làm phong bì thư như EMS, Fedex, loại giấy này khá kín khí.

Trong bài này chúng ta sẽ tìm cách loại trừ peak 6kHz. Phần bộ lọc được đặt ở phía trước driver có vai trò làm giảm cường độ của âm treble trên chiếc tai nghe này.

Cố định cái lớp này thật nhẹ nhàng thôi, một chút xíu keo học sinh để dán chúng lại với nhau, bạn dán nhiều quá thì mai mốt tháo ra có hư cái bộ lọc xịn của HD700 đó.

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc dán từng lớp lọc này lại với nhau, sau đó đặt lên trước driver. Khi bạn gắn thêm lớp lọc ở mặt trước driver, tép sẽ bớt to mồm, bớt gắt, nhưng ít nhiều gì cũng sẽ xuất hiện méo. Sau đây là biểu đồ so sánh tần số đáp ứng của tai nghe khi sử dụng 4 loại bộ lọc trên. Giấy vệ sinh cũng được sử dụng để thử vì nó cũng cũng kín khí như hai loại lọc 3 và 4. Mình không rõ giấy vệ sinh trong khi thử của Tyll là loại gì vì rõ ràng là giấy vệ sinh nó có chất lượng khác nhau, dày mỏng cũng khác nhau, và chắc chắn là nếu bạn dùng giấy vệ sinh tốt, siêu mềm siêu mịn gì đó thì chắc chắn là chất lượng âm thanh sẽ khác, chúng ta chỉ tham khảo phương án này thôi nhé. Chưa kể là nó có tính hút ẩm và dễ bị mục nên mình không khuyến khích dùng.

Ta có thể thấy, lọc càng kín thì độ méo tiếng càng nhiều. Việc này rất dễ hiểu vì áp lực khí tác động ngược vào driver sẽ làm thay đổi tính chất dao động cơ học của nó, tuy nhiên mức treble cũng giảm đi rõ rệt. Theo Tyll, việc mod filter này khá khả quan khi âm thanh trong khoảng 6kHz tới 8kHz có thể bị suy hao đến 10dB, nghĩa ta có thể tinh chỉnh và gia giảm chúng để đạt được chất âm mong muốn theo từng gu nghe cá nhân. Việc chế lọc, ngoài suy hao tép còn gián tiếp làm chúng ta cảm nhận âm bass sâu, lực và tròn trịa hơn. Thế nhưng, nhiều lớp lọc quá sẽ dày và driver sẽ nhận xung lực phản hồi của chính nó nhiều hơn, gây méo tiếng và làm giảm chất lượng bass nặng nề. Điều này có thể xảy ra do hai lý do sau :

1. Lớp lọc (nhất là loại kín khí như Tyvek) bị chuyển động khi driver hoạt động. Ví dụ khi driver đẩy ra, lớp lọc sẽ bị lồi lên. Hay khi driver hút vào, lớp lọc sẽ bị hút chặt lên bề mặt củ loa. Điều này sẽ gây ra hiện tượng méo tiếng đồng nhất trên toàn dải âm. Filter quá dày sẽ làm trễ âm bass so với tất cả những dải còn lại, nó không phải là có đuôi và ù, nó kêu rất vô duyên và lạc lỏng, không ăn nhập gì với bài nhạc cả.

2. Lớp lọc dày quá thì nó nặng và lỏng lẻo. Khi bị áp lực khí từ driver tác động, chúng tạo ra các tiếng động nho nhỏ, sột soạt. Hiện tượng này xảy ra nhiều nhất với lọc bằng giấy Tyvek, hoặc bằng thử nghiệm với giấy vệ sinh.

Các kết quả đo đạc, bạn có thể xem chi tiết tại đây

Trong hình cũng cho thấy khi sử dụng lọc 1,2 và mốt lớp giấy vệ sinh ghép lại, xung phản hồi (impulse response) thấp hơn so với khi sử dụng lọc 1, 2 và hai lớp giấy vệ sinh. Tuy nhiên, méo tiếng tại dải bass rất lớn khi sử dụng 2 lớp giấy vệ sinh, chứng tỏ nó làm cho xung lực phản hồi trở nên chậm hơn.

Tốt nhất là hãy bắt đầu từ việc sử dụng các khẩu trang y tế mỏng, ghép chúng lại với nhau. Theo tính toán trong bài, cứ mỗi 1 lớp thêm vào, âm bass sẽ bị giảm đi khoảng 1-2dB tại những âm trên 5kHz. Mức này là vừa đủ để nghe rồi, vì nếu thêm vào từ 3-5 lớp, méo tiếng và hiện tượng xung lực phản hồi bị trễ sẽ xãy ra và thực sự gây khó chịu cho người nghe.

Các đo đạc và bài thử như trên có thể cho kết quả khác nhau đối với nhiều loại tai nghe riêng biệt. Dù sao đi nữa đây cũng là một kinh nghiệm hữu ích cho giới audio DIY khi tinh chỉnh chiếc tai nghe của mình.

Bạn hiểu thế nào về âm thanh Stereo?

Edison phát minh ra chiếc máy hát phonograph như một thiết bị đi trước thời đại. Nó sở hữu âm thanh mono vì kim quét trên vành đĩa theo một chiều thẳng đứng, hoạt động dựa trên phương pháp mã hóa sóng âm analog đầu vào để tạo ra các sóng hình sine mà chúng ta thường thấy khi tìm hiểu về amplifier (còn được gọi là Hill-and-Dale Recording hay phương pháp Vertical Modulation). Nếu các kỹ sư âm thanh chỉ dừng lại ở phương pháp âm học này, thế giới âm thanh tới giờ vẫn còn rất hoang sơ và đơn giản.

Không lâu sau đó, Emile Berliner phát minh ra phương pháp Horizontal Modulation tận dụng được dao động bề ngang của vành đĩa LP. Các kỹ sư âm thanh lại tiếp tục nghiên cứu và kết hợp Vertical và Horizontal Modulation để tạo phương pháp để cho kim quét ở góc 45 độ của rãnh đĩa, từ đó cho phép lưu trữ cùng lúc 2 tín hiệu khác nhau. Và thế là các bản thu âm stereo được ra đời với 2 kênh riêng biệt. Bản thu LP stereo thực sự đã mang lại một sự thay đổi lớn cho ngành âm thanh, mở ra một chân trời mới. Âm thanh được truyền tải từ 2 kênh cung cấp chất âm hay hơn nhiều lần so với 1 kênh như ban đầu. Âm thanh stereo cũng tạo nên một thứ gọi là âm hình, một ảo ảnh giúp người nghe nhận biết được vị trí của tiếng nhạc cụ, tiếng ca sỹ... từ đó làm tăng thêm cảm giác khi tận hưởng âm nhạc. Có thể nói đây là một phát kiến vĩ đại nhất trong lịch sử âm thanh.

Một điểm nữa giúp cho âm thanh stereo còn mãi cho đến ngày nay chính là sự ra đời của cụm từ “vị trí âm học”, “âm trường”, “âm hình”, nhiều cái “âm” mà mỗi người gọi mỗi kiểu nên khó kể cho kỳ hết. Những khái niệm về không gian của âm thanh stereo đa dạng và đòi hỏi nhiều kỹ thuật nghe, tốn calo di chuyển, bưng bê để tận hưởng được tất cả những gì mà stereo mang lại. Ta cần chú ý đến vị trí thiết lập loa trong phòng nghe, kéo theo các lưu ý nhỏ như vị trí ngồi nghe sao cho âm thanh tốt nhất ( hay còn gọi là điểm ngọt ), tiêu âm – tán âm, hay cả tư thế cơ thể khi nghe... Mà khổ một cái, không phải ai cũng có các máy đo đạc chính xác các đặc điểm của âm thanh thế nên thế giới của các audiophiles được khuấy động, sôi nổi bởi những chia sẽ về kinh nghiệm bố trí, kỹ thuật sắp đặt, dù đúng dù sai, dù người mới chơi hay người có thâm niên nghe lão luyện cũng góp phần, tô vẽ rất nhiều màu sắc hơn cho thú vui này. Như vậy ta thấy là stereo đã bỏ mono một quãng đường cực xa.

Nếu giải thích chuyên sâu một chút, stereo bao hàm rộng hơn rất nhiều so với chỉ 2 chiếc loa và nó không phải là âm thanh 2.0. Nó là một tập hợp của những âm thanh mang tính chất âm học riêng và xuất phát từ nhiều nguồn, tạo ra một không gian âm thanh tổng hợp mang tên “âm trường”. Để có được âm trường, người nghe phải có vị trí nghe tương ứng với vị trí loa. Thông số lý thuyết tối ưu cho vị trí nghe nói trên là khoảng 60 độ. Tuy vậy trong thực dụng hàng ngày, ít có ai lưu tâm (hoặc có điều kiện) để làm được điều này.

Điểm thứ hai cần nói đến là sự méo tiếng. Một cặp loa đặt sai vị trí sẽ tạo ra độ méo không gian . Sự méo tiếng này do cộng hưởng phòng và các vật liệu âm học xung quanh loa tạo nên, kết quả thường thấy là âm trường không tốt, không rộng rãi, tù túng và giọng hát cứ xả chan chát vào mặt trong khi bass, tép thì chạy tứ tung trong phòng. Một điều đáng nói nữa là là đa số người dùng không quá coi trọng đến khả năng tách kênh, trong khi đây là một tính chất có thể nói là quan trọng nhất để đánh giá độ trung thực của âm thanh. Định nghĩa về Stereo bao hàm luôn cả sự chi tiết và tách biệt giữa hai kênh trái và phải để tạo ra. Và với các dạng tai nghe hoặc dàn âm thanh kết nối theo dạng stereo thì bạn có thể cảm nhận rõ được âm thanh giữa 2 bên loa phát ra là khác nhau, và có cảm giác như âm thanh đang chạy từ phía bên cột loa này qua cột loa bên kia. Đặc biệt ở những dàn nhạc hoặc bài hát có tiếng trống, âm thanh từ những lá cymbal bạn nghe sẽ thể hiện rõ nhất hiệu ứng này. Người nghe nhạc thường xuyên, có kinh nghiệm sẽ rất dễ nhận ra là âm thanh họ đang nghe là stereo hay mono. Và đương nhiên khi nghe âm thanh stereo với nhiều loại nhạc cụ trong bản nhạc hiệu ứng âm thanh chắc chắn nghe hay hơn rất nhiều so với nghe bản nhạc đó với định dạng mono. Người nghe hiện nay đang bị ngập chìm trong hàng tá sản phẩm với “mác” stereo như loa để bàn (portable speaker), loa bluetooth, smartphone... Về phần lý thuyết, chúng thực sự là stereo với 2 kênh âm thanh riêng biệt. Tuy nhiên về chất lượng thì khó có thể nói được chính xác. Vì một chiếc loa portable bé xíu với khoảng cách 2 cái loa sát rạt nhau hay một bộ loa vi tính cách xa nhau một khoảng chừng 0.5-1m cũng không thể tạo ra âm trường, vị trí ngồi nghe cũng thay đổi một cách ngẫu hứng nên không thể cho ra âm hình hay sân khấu cho rộng lớn. Âu cũng thuộc về điều kiện riêng của mỗi người và mức độ hài lòng của người dùng.

Thế còn với tai nghe thì sao? Câu trả lời là cả có và không. Có vì nó vẫn là stereo. Không vì chất lượng stereo của nó quá thấp. Về mặt thực nghiệm, tai nghe không hẳn là stereo mà nó nghiêng hơn về binaural (dạng như một sóng âm truyền cùng lúc vào hai tai). Tai nghe là thiết bị chịu ảnh hưởng nặng nhất từ Spatial Distortion vì mỗi bên tai là một nguồn âm khác nhau, tạo ra một “âm trường giả”. Nhiều trường hợp còn không xác định được âm trường, nhất là đối với các loại tai nghe rẻ tiền kém chất lượng. Smartphone và tai nghe kém chất lượng cũng là một thủ phạm, tuy nhiên khó có thể trách được khi nó là một phương pháp dễ dàng nhất để tiếp cận với âm nhạc, nhất là cho người dùng có mức chi tiêu không quá rộng rãi.

Hiện nay vẫn còn quá ít người quan tâm đến chất lượng thực sự của stereo, đa số chỉ thực thi phương châm “xách tai nghe lên và đi” là được, không kể chất lượng âm thanh nó mang lại ra sao. Tuy vậy chúng ta vẫn có thể hy vọng trong tương lai khi các rào cản không còn là vấn đề nữa, âm thanh Stereo sẽ trở lại với giá trị đích thực của nó.
 
Trở lên trên